Lại kêu gọi bãi bỏ án tử hình

Tranh tự họa của Myuran Sukumaran

Tranh tự họa của Myuran Sukumaran Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ủy hội Nhân quyền Úc châu lập lại lời kêu gọi, hãy chấm dứt án tử hình trên khắp thế giới.


Việc nầy diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm vụ tử hình ông Ronald Ryan, người Úc sau cùng bị treo cổ tại Úc.

Ông Ronald Ryan là tù nhân cuối cùng bị treo cổ, theo luật tử hình của Úc vào ngày 3 tháng 2 năm 1967.

Là một tù nhân trong khám đường Pentridge ở Melbourne, ông nầy phạm tội giết chết một lính canh tên là George Hodson, trong một vụ vượt ngục xảy ra hồi 3 năm trước đó.

Bản án tử hình dấy lên những vụ phản kháng lớn lao, vào thời bấy giờ.

Ông Peter Noden, thành viên của nhóm có tên là Liên hiệp Thế giới chống lại Án tử hình, nói rằng sau nửa thế kỷ các thành viên của gia đình ông Ryan vẫn còn nhiều đau khổ.

Ông Norden cho biết, quả rất khó khăn cho một số thân nhân gần gũi của ông, để tham dự lễ tưỡng niệm vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, diễn ra bên ngoài nhà tù cũ.

"Tôi đã thấy hậu quả đối với gia đình của ông Ronald Ryan, các con gái của ông không tham dự lễ tưỡng niệm hôm thứ sáu".

"Họ rất ủng hộ cho những cách thức khác biệt để tưỡng niệm những vụ hành quyết, thế nhưng lại chia xẻ ý nghĩ của họ một cách riêng tư", ông Peter Noden nói.   

Luật lệ Úc hủy bỏ án tử hình mới nhất, là tại New South Wales vào năm 1985.

Thế nhưng hàng chục quốc gia khác trên thế giới, vẫn còn giữ lại án tử hình.

Có 6 người dân Úc đã bị hành quyết ở hải ngoại, kể từ khi ông Ronald Ryan bị xử giảo hay treo cổ.

Hai năm trước, Myuran Sukumaran và Andrew Chan đã bị hành quyết tại Nam Dương, về tội chuyển vận ma túy.

Đã có nhiều cuộc tranh đấu cho họ được ân xá, thế nhưng mọi yêu cầu đều bị bác bỏ, bất chấp các nỗ lực tối đa của chính phủ và những nhà tranh đấu Úc.

Luật sư Julian McMahon đại diện cho họ, cũng như trong vụ Nguyễn Tường Vân, một công dân Úc gốc Việt tại Melbourne bị hành quyết tại Singapore khoảng 12 năm trước, cũng do các tội trạng liên quan đến ma túy.

"Tôi đã có mặt trong tù, khi Nguyễn Tường Vân bị hành quyết và tôi cũng đến nơi khi Andrew Chan và Myuran Sukumaran bị tử hình cùng với 6 người khác. Mỗi một trải nghiệm nầy đều hết sức dã man, trong cách thức của nó".

"Quí vị không thể giải quyết các khó khăn, bằng các lấy mạng của chủ thể chịu trách nhiệm về chuyện đó, chúng ta chỉ cần một sự hiểu biết sâu xa hơn về lý do vì sao tội phạm đã xảy ra", Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Úc châu, bà Gillian Triggs cho biết.

 
Trong khi đó, có hơn một chục người Úc bị kết án tử hình, hay có thể bị hành quyết vì các tội trạng ở hải ngoại.

Bà Fiona McLeod là Chủ tịch Hội Luật pháp Úc châu, nói rằng đó là vấn đề tồn tại của các nhóm tranh đấu cho nhân quyền và các chính trị gia, đòi hỏi hủy bỏ án tử hình nầy.

"Quí vị sẽ tìm thấy rằng, người dân Úc kể từ sau vụ hành quyết ông Donald Ryan, sẽ không bị thuyết phục trước việc tiến hành án tử hình, nếu họ bị án như vậy. Án tử hình là để răn đe, chứ không có tác dụng".

Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Úc châu, bà Gillian Triggs hiện cộng tác với các đối tác tại các quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Nhật bản và Nam hàn về vấn đề nói trên.

Bà tin rằng, đã có nhiều tiến bộ đạt được.

"Đó là việc cảnh giác luôn luôn xảy ra, quí vị không thể phỏng đoán là đã đạt được một bước tiến, bởi vì luôn luôn có một cơ hội để thoái bộ".

"Thế nhưng tôi nghĩ, có lẽ tin tức tốt nhất là trong vùng Á châu Thái bình dương, mặc dù con số các vụ hành quyết vẫn còn rấr cao với hơn 1500 vụ mỗi năm và có lẽ còn cao hơn con số đó tại Trung quốc, chúng ta vẫn chứng kiến sự phát triển của ý niệm giảm hình phạt đối với án tử hình, cùng một thái độ chấp nhận ngày càng gia tăng, là án tử hình không nên áp dụng cho các tội phạm liên quan đến ma túy", Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Úc châu, bà Gillian Triggs nói.
                                                                   
Giáo sư Triggs cho rằng, Ủy ban vẫn giữ nguyên quan điểm là cần có các hình phạt khác, để thay thế cho án tử hình.

"Cần có một hình phạt và cần phải chế tài hành động sai trái, thế nhưng chúng ta tranh luận rằng việc trừng phạt không nên là chuyện mất mạng nữa".

"Nói khác, quí vị không thể giải quyết các khó khăn, bằng các lấy mạng của chủ thể chịu trách nhiệm về chuyện đó, chúng ta chỉ cần một sự hiểu biết sâu xa hơn về lý do vì sao tội phạm đã xảy ra", Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Úc châu, bà Gillian Triggs cho biết.

Công cuộc tranh đấu nhằm chấm dứt án tử hình, đã được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Úc và chính phủ liên bang cho biết, sẽ chú tâm vào việc giành được một chiếc ghế, trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.




Share