Nghi vấn về các lớp học Khổng Tử ở các trường và đại học Úc

Professor Clive Hamilton

Professor Clive Hamilton Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bộ Giáo Dục New South Wales cho biết hiện xét lại một chương trình giảng dạy tiếng Hoa vốn đã được áp dụng tại một số trường công lập trên khắp nước Úc.


Những người chỉ trích cho rằng chương trình nầy được dùng như một công cụ để tuyên truyền cho đảng Cộng Sản Trung Quốc trong các lớp học ở Úc.

Các lớp học được gọi tên là Khổng Tử hứa hẹn sẽ 'chấp nhận các kiểu mẫu giảng dạy 'linh động' và 'phù hợp với các điều kiện tại địa phương' khi dạy tiếng Hoa và văn hóa Trung quốc trong các trường ở ngoại quốc.

Các trường nầy được cấp các học cụ trị giá đến hàng ngàn đô la và một ngân khoản khởi sự là 10 ngàn đô la, để đổi lấy việc cho các giáo viên do chính phủ Trung Quốc bổ nhiệm giúp đỡ trong lớp, như là những người chuyên nói tiếng Hoa

Chương trình giáo dục cuả Trung Quốc là một sáng kiến của Viện Khổng Tử tại Bắc Kinh.

Một tin tức hồi tháng 9 năm rồi cho biết, Viện Khổng Tử đã được thiết lập hơn 1 ngàn lớp học về Khổng Tử tại 142 quốc gia, kể từ khi Viện nầy được thành lập từ năm 2004.

Thế nhưng một số người chỉ trích bày tỏ quan ngại về những gi được giảng dạy bên trong những lớp học đó.

Giáo sư chuyên về đạo đức của đại học Chales Sturt là ông Clive Hamilton cho biết, ông tin rằng chương trình là một phần của chiến dịch tuyên truyền mềm dẻo của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

"Đối tượng của các học Khổng Tử nhằm tuyên truyền tích cực cho hình ảnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc đương quyền.

"Vì vậy bất cứ những gì tiêu cực, đi ngược lại lịch sử đảng Cộng Sản tại Trung Hoa lả bị xóa sạch, sinh viên không nghe được những chuyện đó," Clive Hamilton.

Trong những năm trước, Viện Khổng Tử tại Bắc Kinh đã tổ chức khoá học cho các hiệu trưởng của trường tại Trung Hoa tham dự trong hơn một tuần lễ, cung cấp chỗ ăn ở và du lịch trên cả nước.

Để được tham dự khoá nầy, các hiệu trưởng cần bầy tỏ quan tâm đến việc tổ chức những lớp học Khổng Tử tại trường của họ, khi quay lại trường của mình.

Chuyến đi năm nay bị đình hoãn trong khi Bộ Giáo Dục NSW tổ chức việc duyệt xét mối quan hệ với Viện Khổng Tử.

Bộ Trưởng Giáo Dục tiểu bang là ông Rob Stokes cho biết, ông muốn chắc chắc rằng hệ thống giáo dục được độc lập và duy trì tiêu chuẩn cao về tính chất nhất quán.

"Có một số nghi vấn chúng tôi cần hỏi và trong khi các câu hỏi hiện được hồi đáp thì chúng tôi đình hoãn các chuyến đi mà những hiệu trưởng đang thực hiện, việc nầy nhằm giúp chúng tôi duyệt xét và chắc chắn rằng chương trình nầy cùng mục tiêu và sứ mạng của nó phù hợp với các tiêu chuẩn của cộng đồng".
"Bao lâu mà các đại học Úc tỉnh giấc trước sự kiện đó và đóng cửa các Viện Khổng Tử càng sớm càng tốt", Clive Hamilton.
Trong khi đó chủ tịch Hiệp hội Hiệu Trưởng Tiểu Học NSW là ông Phil Seymour cho biết, điều quan trọng là thiết lập quan hệ với Trung Quốc và các nước Á Châu khác, thế nhưng các vị hiệu trưởng được khuyến cáo nên cẩn thận trong việc chấp nhận các ưu đãi từ các viện giáo dục ngoại quốc.

"Bao lâu mà chúng tôi có thể khách quan về chuyện đó, chúng ta không muốn bất cứ ảnh hưởng phi lý nào của bất cứ chính phủ nào hoặc bất cứ quốc gia nào có thể diễn ra".

"Thế nhưng tôi nghĩ rằng, nếu họ tìm cách mở rộng và thiết lập hệ thống với chúng ta để có thể học hỏi lẫn nhau, chia xẻ các ý kiến, những điều thực hành tốt nhất, thì tôi nghĩ chuyện đó cũng tốt", Phil Seymour.

Được biết các lớp học KhỗngTử đã được thiết lập tại 13 trường tiểu học và trung học trên khắp NSW.

Năm 2016, đã có các nghi vấn được nêu lên về tính chất thích hợp của các bài học có nguồn gốc từ bên ngoài trường học, có liên quan đến một tổ chức của chính phủ ngoại quốc.

Ông Sam Dastyari đã từ chức tại quốc hội hồi năm rồi, do các liên hệ với Trung Quốc, ông nầy vốn là tổng thư ký của đảng Lao Động, khi chính phủ Lao Động thời đó thoả thuận để mở các lớp học Khỗng Tử.

Giáo sư Hamilton thuộc đại học Charles Sturt kêu gọi các đại học Úc, có dính líu với Viện Khỗng Tử, nên tiến hành việc xét lại quan điểm của mình về vai trò của cấp đại học ở Úc.

"Tại Canada và Hoa Kỳ, các đại học đã loại bỏ các Viện Khỗng Tử ra khỏi một số đại học. Họ tỉnh thức trước sự kiện đó chẳng phải là các trung tâm văn hóa vô hạinhư đã từng tuyên bố, thế nhưng là mục đích tuyên truyền của đảng Cộng Sản".

"Bao lâu mà các đại học Úc tỉnh giấc trước sự kiện đó và đóng cửa các Viện Khổng Tử càng sớm càng tốt", Clive Hamilton.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share