Phúc trình mới cho thấy đa số du khách ba lô bị trả lương thấp

Kate says the underpayment of backpackers is an issue that needs to be addressed and she is taking her concerns to Canberra.

Kate says the underpayment of backpackers is an issue that needs to be addressed and she is taking her concerns to Canberra. Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phúc trình mới đã nêu chi tiết bằng chứng về việc bóc lột tiền lương của những người du lịch ba lô làm việc trong ngành trồng trọt. Phúc trình cho thấy 4/5 du khách ba lô ở Úc bị trả lương thấp hơn, trong khi một số cáo buộc rằng họ từng bị quấy rối tình dục và phân biệt chủng tộc khi làm việc trong các trang trại của Úc.


Khi Kate từ Đài Loan đến Úc vào năm 2019, thời điểm trước đại dịch, cô đã bị cuốn hút vào những quảng cáo hứa hẹn một cuộc phiêu lưu.

Cô tưởng tượng là có thể kết hợp việc đi du lịch và kiếm tiền.

Nhưng thực tế rất khác khi cô vào làm việc tại một trang trại trồng chanh và quýt với thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu.

Kate hiện đang mang câu chuyện của mình đến Canberra để vận động cho điều kiện làm việc tốt hơn cũng như kêu gọi chấm dứt tình trạng trả lương thấp cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Kate đã phải ở trong một căn phòng với bảy người khác và làm việc vất vả để mưu sinh.

Thông qua một phiên dịch, Kate đã đưa ra lời khuyên cho những du khách ba lô khác.

Dù nước Úc có đẹp và an toàn đến đâu, các du khách ba lô cũng nên tự bảo vệ mình. Chẳng hạn như khi bị các nhà thầu hoặc chủ lao động quấy rối tình dục, bạn không cần phải chịu đựng điều đó, hãy mạnh dạn rời đi.

Kinh nghiệm của Kate và nhiều người khác được ghi lại trong một phúc trình mới, cho thấy 78% trong số hơn 1300 công nhân được khảo sát trong ngành làm vườn của Úc đang được trả dưới mức lương tối thiểu, có người chỉ nhận được 9 đô la một ngày.

Phúc trình của Trung tâm Lao động Di cư và Nghiệp đoàn NSW đã khảo sát người lao động từ cuối tháng 9 năm 2020 đến cuối tháng 2 năm nay.

Mark Morey từ Nghiệp đoàn NSW cho biết trong nhiều trường hợp, công nhân được trả lương theo số lượng trái cây hái trong xô - chứ không phải theo giờ.

Người lao động hiện chỉ được trả lương theo sản phẩm. Có người thậm chí không kiếm được 2 đô la một giờ. Một số chủ lao động đang tính phí ăn ở của công nhân. Những gì đang thực sự diễn ra ở các vùng nông thôn của chúng ta khá đáng sợ. Nhiều lao động nhập cư và thanh niên Úc đang bị bóc lột và việc đó cần phải dừng lại.

Ông Morey đang tới Canberra cùng Kate để nêu quan ngại với các nghị sĩ về việc trả lương thấp.

Ông cho biết các yêu cầu gặp Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud đã bị từ chối và Liên đoàn Nông dân Quốc gia thì không có phản hồi.

Nhưng các thượng nghị sĩ, nghị sĩ từ đảng quốc gia, đảng Xanh và đảng Lao động đang kêu gọi những thay đổi trong ngành nông nghiệp.

"Mộtloại bỏ việc trả lương theo sản phẩm, thứ hai loại bỏ yêu cầu 88 ngày làm việc ở khu vực nông thôn để được gia hạn visa, đó là những điều quan trọng mà chúng tôi đang yêu cầu. Chúng tôi cũngyêu cầu ngành nông nghiệp tựnhìn nhận lại và tìm ra một mô hình kinh doanh tốt hơn."

Giám đốc điều hành Liên đoàn Nông dân Quốc gia, ông Tony Mahar, nói với SBS News trong một tuyên bố, họ "từ lâu đã kêu gọi việc đưa ra kế hoạch quy định quốc gia về thuê lao động."

Matt Kunkel từ Trung tâm Người lao động Di cư ở Victoria nói rằng chính phủ liên bang có vai trò rõ ràng trong việc bảo đảm các điều kiện làm việc phù hợp và việc trả lương thấp không thể bỏ qua.
“Chúng tôi cần những cải cách khẩn cấp để tước bỏ quyền gia hạn visa của người chủ đối với người lao động và chúng tôi cần phải có một hệ thống visa dựa trên kỹ năng thực sự, cho phép mọi người đến Úc để xây dựng và ổn định cuộc sống, và đó là những gì chính phủ liên bang phải làm.”
Năm 2016, sau một cuộc điều tra kéo dài hai năm, Fair Work Ombudsman đã phát hiện ra rằng 66% trong số 4.000 người có visa lao động kết hợp kỳ nghỉ báo cáo rằng họ bị trả lương thấp hơn; Gần 60% đồng ý rằng du khách ba lô khó có khả năng bị ngược đãi nếu như họ không phải phụ thuộc vào việc ký hợp đồng của chủ lao động.

Marie đến từ Pháp đã làm việc tại sáu trang trại ở Úc trong hai năm. Cô ấy nói rằng du khách ba lô làm việc rất chăm chỉ nhưng không được đánh giá cao.

Marie đã phải làm việc tới 14 tiếng đồng hồ không nghỉ và nói với SBS News rằng cô đã đi vệ sinh bất cứ nơi nào có thể vào thời điểm đó.

Marie mong rằng vấn đề này thu hút sự chú ý của Canberra và tạo ra sự thay đổi. 

"Tôi đồng ý là chúng tôi phải làm việc để có quyền ở lại thêm một năm. Nhưng tôi không muốn họ nói rằng chúng tôi lười biếng và họ có thể thay thế chúng tôi bất cứ khi nào họmuốn, và trả lươngcho chúng tôi theo ý của riêng họ."

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share