Phải làm gì khi bị chẩn đoán nhiễm COVID-19?

Hospital staff test people outside the Tanunda War Memorial Hospital in the Barossa Valley

Hospital staff test people outside the Tanunda War Memorial Hospital in the Barossa Valley Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với sự thận trọng và lo sợ ngày càng gia tăng trong cộng đồng về sự lây nhiễm của COVID-19, một điều càng thêm quan trọng hơn nữa là những người bị lây nhiễm và những người khác, cần biết những gì cần làm. Những ai bị chẩn đoán với virus cần phải làm những gì, để bảo vệ cho chính mình và những người khác nữa.


Bị chẩn đoán với chứng COVID-19 quả là một kinh nghiệm dễ sợ và xuống tinh thần rất nhiều.

Ông Thomas Browne ở Luân Đôn bị chẩn đoán với chứng bệnh nầy với dạng nhẹ, thế nhưng ông cho nhật báo The Sun biết rằng, người sống chung với ông đã bị nhiễm bệnh một cách tệ hại hơn nhiều.

“Triệu chứng tôi trải qua là bị sốt cao, ho khan dai dẳng và hơi bị đau cổ họng, vì vậy các thức tôi trải nghiệm giống như bị cảm lạnh hay bị cúm nặng".

"Tôi thực sự bị nhiễm COVID-19 là do gần gũi với người bạn gái, sống chung trong một căn hộ".

"Có thể nói triệu chứng với tôi tương đối là nhẹ, còn triệu chứng của bạn gái tôi đã trải qua là cô ấy bị sốt rất cao, thực sự chúng tôi không thể tìm được một nhiệt kế để xem bao nhiêu độ, bởi vì chẳng còn bán ở nơi nào cả".

"Cô ta bị khó thở, đau nhức mình mẩy đến nỗi không di chuyển được, cùng với ho khan dai dẳng”, Thomas Browne.

Cho đến nay, việc lây nhiễm Coronavirus đã xảy ra với hơn 5 ngàn người tại Úc.

Và trong lúc người ta cho rằng, người dân Úc hiện hạ thấp mức độ lây nhiễm, thì dường như có nhiều người Úc bị ảnh hưởng với virus, trước khi đại dịch bị trấn áp.

Việc đó rất quan trọng, đối với những người bị chẩn đoán với loại virus nầy biết được, cần phải làm những gì.

Bác sĩ Chris Moy là bác sĩ gia đình và là chủ tịch của Hiệp hội Bác sĩ Úc Châu, phân bộ tại Nam Úc.

Ông cho biết, việc đầu tiên một người bị nhiễm bệnh nên làm, là nên ở nhà và bất cứ ai sống chung cũng nên cách ly nữa.

“Rõ ràng chuyện đầu tiên họ cần ở nhà, bởi vì họ không nên lây nhiễm bệnh đi các nơi".

"Họ cũng tránh gần những người khác trong nhà".

"Những người trong nhà nếu có tiếp xúc, thì họ cũng cần cách ly nữa”, Chris Moy.

Tiến trình tìm ra những người có liên lạc, là quan trọng.

Bác sĩ Moy nói rằng, việc truy tìm những người có liên lạc trong ca nhiễm COVID-19, sẽ thay đổi cách thức hành động, mà họ có thể sẽ phải chấp nhận.

“Hiện tại con số này khá nhỏ, để các cơ quan y tế công cộng vẫn có thể liên lạc với từng người và thực sự nói với họ những gì họ cần làm".

"Vì vậy, ở Nam Úc ví dụ, mỗi người đã được liên lạc, họ đã được cho biết những gì họ cần làm và điều đó phụ thuộc vào việc sắp xếp".

"Do đó một số người nếu có một vài triệu chứng, họ sẽ được cho biết họ cần tránh xa bao lâu".

"Có người nói rằng, có những người khác - ví dụ như nhân viên y tế - những người sẽ thực sự cần phải thực hiện một số thử nghiệm và có thể phải nghỉ làm lâu hơn, trước khi họ có thể trở lại làm việc”, Chris Moy.

Bác sĩ Moy cho biết, mọi người đang cách ly cần được theo dõi và tìm trợ giúp y khoa nếu tình trạng của họ trở nên tệ hại hơn.

“Bất kể bạn chỉ ở nhà, hay không trong khoảng thời gian bạn được khuyên, nếu bị bệnh dọc đường, bạn cần tìm cách điều trị và gọi điện thoại, hoặc liên hệ với ai đó khẩn cấp".

"Bạn nhận được lời khuyên là, tình trạng của bạn đang gia tăng và có thể phải nhập viện, nếu bạn đang bị viêm phổi”, Chris Moy.
"Hy vọng chúng ta sẽ thấy được sự khởi đầu của việc giảm bớt đường cong đi lên của dịch bệnh”, Chris Moy.
Thế nhưng không phải mọi người gặp nguy hiểm, đều nên đến bệnh viện.

Ông cảnh cáo rằng, những người không bệnh nặng mà đến bệnh viện, sẽ khiến cho tài nguyên quí báu của bệnh viện, bị chia sẻ một cách không cần thiết.

“Tôi muốn nói là khả năng rất hạn chế và có 2 vấn đề trong chuyện nầy".

"Đầu tiên là khả năng của bệnh viện mà chúng ta cần đến, con số càng nhiều thì điều nầy không khả thi".

"Việc khác là hoàn toàn có khả năng, khi có thể ở nhà và rồi không mang virus đến bệnh viện, dù rằng sau đó họ sẽ chữa trị cho quí vị, để quí vị có thể thực sự khỏe hơn”, Chris Moy.

Giữa cuộc khủng hoảng của coronavirus, chính phủ liên bang đã đổ tiền vào việc nới rộng khả năng của việc khám bệnh từ xa hay telehealth, có khả năng liên lạc và tham vấn với một bác sĩ, ở một khoảng cách xa xôi.

Ông cho rằng, chuyện nầy rất tốt cho bác sĩ và bệnh nhân COVID-19 tự cách ly, nên áp dụng cách thức nầy khi cần đến.

“Việc chẩn bệnh từ xa hay telehealth, cho phép chúng ta quản lý chuyện nầy một cách thực sự khá hợp lý".

"Chẳng khó khăn chi khi tiếp cận với Telehealth, dù rằng một số người ở trong tình trạng tệ hại".

"Đôi khi họ cần được chẩn đoán một cách thích ứng, cũng như cần chụp quang tuyến X".

"Đó là lúc có những khó khăn thêm, thế nhưng nó tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và trường hợp riêng rẻ”, Chris Moy.

Từ ngữ ‘giảm bớt đường cong’ đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày tại Úc, trong những tuần lễ vừa qua.

Việc nầy có ý nghĩa là, hạ thấp mức độ lây nhiễm của dịch bệnh và tỷ lệ lây nhiễm, nhằm giúp cho nó nằm trong tài nguyên có sẵn của hệ thống y tế, để chữa trị cho mọi người.

Bác sĩ Moy cho biết, nó có vẻ là các biện pháp cứng rắn mà chúng ta phải thi hành, vốn ảnh hưởng đến mọi lãnh vực trong cuộc sống của người dân Úc trong những tuần lễ vừa qua, hiện có tác dụng làm giảm bớt đường cong gia tăng của dịch bệnh.

“Nói chung, tôi hy vọng chúng ta bắt đầu thấy một phần lớn các nỗ lực chung, liên quan đến việc giữ khoảng cách và chiến thuật cách ly, đã được hoàn thành trên khắp nước Úc".

"Hy vọng chúng ta sẽ thấy được sự khởi đầu của việc giảm bớt đường cong đi lên của dịch bệnh”, Chris Moy.

Thế nhưng bác sĩ Moy cũng cảnh cáo rằng, người dân Úc không nên tự mãn và luôn cần phải cảnh giác rất nhiều, trong thái độ và cách hành sử của mỗi người.

Quí vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus trong ngôn ngữ của mình tại trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share