Kỳ thị với người khuyết tật nhiều hơn phân biệt chủng tộc hay giới tính

Members of the Royal Institute for Deaf and Blind Singing Choir

Members of the Royal Institute for Deaf and Blind Singing Choir Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Gần bốn triệu rưỡi người Úc đang sống trong tình trạng khuyết tật, tức là gần 1/5 dân số. 42 % hồ sơ khiếu nại tới Uỷ ban Nhân quyền Úc có liên quan đến sự phân biệt đối xử với người khuyết tật. Con số này cao hơn nhiều so với 27% khiếu nại về phân biệt giới tính, 14% về phân biệt chủng tộc và khoảng 8% về tuổi tác.


Số lượng những người bị khuyết tật phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử và bạo hành vừa được tiết lộ. Con số này cao hơn các thống kê trước đây.

Mức khiếu nại đang được gửi đến Ủy ban Nhân quyền về việc phân biệt đối xử với người khuyết tật còn nhiều hơn số lượng khiếu nại về phân biệt giới tính và chủng tộc cộng lại.

Yenn Purkis là một nhà tranh đấu, người mắc chứng tự kỷ, tâm thần phân liệt.

"Một phần lớn trong con người của tôi- luôn chấp nhận và tự hào về bản thân mình. Trong một thế giới không phải lúc nào cũng bày tỏ sự tôn trọng và lòng hào hiệp, tôi hiểu rằng mình là ai.

Tôi thực sự là một người có giá trị, đàng hoàng và xứng đáng được tôn trọng, bất chấp sự khuyết tật và tình trạng sức khỏe của mình."

Những bằng chứng mới được thu thập đã phát hiện ra rằng những người bị khuyết tật đang trình báo về việc họ bi phân biệt đối xử thường xuyên hơn so với những nạn nhân bị phân biệt đối xử về giới tính hoặc chủng tộc.

Trong số các khiếu nại phân biệt đối xử gửi tới Ủy ban Nhân quyền Úc từ năm 2017 đến 2018, 42 % có liên quan đến sự phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Một trong số 11 người bị khuyết tật báo cáo rằng họ đã trải qua sự phân biệt đối xử. Những người này có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe, thất nghiệp và có mức thu nhập thấp hơn.
Con số này cao hơn nhiều so với 27% hồ sơ về phân biệt giới tính, 14% về phân biệt chủng tộc và khoảng 8% về tuổi tác.

Louise York của Viện Y tế và Phúc lợi Úc cho biết để hiểu rõ hơn những thách thức mà người khuyết tật phải đối mặt, các nhà nghiên cứu đã đối chiếu dữ liệu từ một loạt các báo cáo khác nhau.

"Một trong số 11 người bị khuyết tật báo cáo rằng họ đã trải qua sự phân biệt đối xử. Những người này có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe, thất nghiệp và có mức thu nhập thấp hơn.

Chúng tôi cũng biết từ Ủy ban Nhân quyền rằng phân biệt đối xử với người khuyết tật là hình thức phân biệt đối xử phổ biến nhất từ báo cáo nhất của họ. "

Gần bốn triệu rưỡi người Úc đang sống trong tình trạng khuyết tật – tức là gần 1/5 dân số.

Một phúc trình của Viện Y tế và Phúc lợi Úc đã nhấn mạnh tỷ lệ bạo hành, sức khỏe kém và tình trạng thất nghiệp mà họ phải đối mặt.

Khoảng một nửa đã trải qua các vụ bạo hành so với chỉ hơn 1/3 người trưởng thành không bị khuyết tật từng bị bạo hành.

Những người khuyết tật thường bị đánh giá là có sức khỏe kém gấp 6 lần hoặc tạm chấp nhận được so với người bình thường. Họ thường có nguy cơ bị thất nghiệp gấp 2 lần so với người khác.

Jeff Smith, giám đốc điều hành của tổ chức Người khuyết tật Úc (People with Disability Australia), cho biết chính phủ cần xem lại Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật để thay đổi tình trạng này.

"Chúng ta cần phải cải thiện xã hội có cái nhìn thông cảm hơn, đặc biệt là với giới chủ lao động, người cho thuê nhà và chính phủ cùng các bên có liên quan, qua đó giải quyết tốt hơn vấn đề này một cách đầy đủ, tôi nghĩ rằng luật pháp cũng cần sự cải tổ đáng kể."

Ông Smith nói rằng việc người khuyết tật có thể tiếp cận tốt hơn với pháp luật là điều quan trọng.

"Cách mà chúng ta có thể bắt đầu làm là tăng cường các quy trình xử lý vi phạm và khiếu nại. Chúng ta có thể bắt đầu giải quyết tình trạng phân biệt đối xử có hệ thống đó thông qua một loạt các biện pháp, bao gồm cho phép các tổ chức vận động thực hiện các hành động đại diện pháp lý cho người khuyết tật."

Một Ủy ban hoàng gia về tình trạng khuyết tật sẽ bắt đầu trong tháng này.

Đối với Yenn Purkis, sự cải thiện cần đến từ việc được lắng nghe.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần những người khuyết tật có những vị trí ảnh hưởng trên toàn bộ các lĩnh vực, chúng ta cần những người khuyết tật thực sự được tôn trọng và thông cảm. Để những cuộc trò chuyện như vậy xảy ra trong những lĩnh vực khác, thì nó cần được thực hiện với người khuyết tật. Chúng ta cần mọi người hiểu rõ hơn vấn đề này."

Share