Papua New Guinea đối mặt với thảm họa y tế COVID-19

A COVID-19 information booth at a shopping centre in Port Moresby

A COVID-19 information booth at a shopping centre in Port Moresby Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Úc tuyên bố sẽ tăng thêm viện trợ cho nước láng giềng gấp, khi nghe tin chỉ mới 24 giờ qua Papua New Guinea ghi nhận tới 5 ca tử vong và 100 ca nhiễm COVID mới.


Khi hàng ngàn người tập trung tại lễ quốc tang của Ngài Michael Somare hồi 5 ngày trước, mối lo sợ đã trở thành hiện thực, sự an táng người cựu thủ lãnh quốc gia đã trở thành sự kiện siêu lây nhiễm của đại dịch thế kỷ.

Thủ tướng James Marape cảnh báo nếu tình huống không được giải quyết ổn thỏa, thì hệ thống y tế quốc gia sẽ gặp khó khăn thật sự.

‘Sự lây nhiễm cho tới nay là cứ một ca lây ra cho 3 người. hãy thử nghĩ xem con số sẽ lên đến mức nào. Đối với chúng tôi, con số thống kê có thể lên rất cao và nếu không phản ứng tích cực hơn nữa thì hệ thống y tế sẽ bị tắc nghẽn.’

Tỉ lệ xét nghiệm tại Papua New Guinea hiện đang ở mức thấp, người dân phải trả tiền chứ không miễn phí vì vậy nhiều người không muốn làm, nhưng chỉ trong 24 giờ qua, đã có 100 người nhận kết quả dương tính với virus.

Giám đốc điều hành cơ quan viện trợ Cơ đốc giáo Micah tại Úc, mục sư Tim Costello nói Papua New Guinea sắp đối mặt với một thảm họa y tế.

Ông nói Papua New Guinea ở rất gần nước Úc, nên Úc cần hỗ trợ cho nền y tế tụt hậu của quốc gia láng giềng này nếu không muốn nước mình sẽ tiềm ẩn mối họa bùng phát dịch bệnh.

‘Có vẻ như virus lan nhanh với tốc độ giống như cháy rừng, lan tràn khắp Papua New Guinea. Nay nó sắp sửa nhận chìm chúng ta, đó là lý do tại sao thủ hiến Queensland Palaszczuk thật sự lo sợ. Bởi vì hai quốc gia chỉ cách nhau 4 cây số đường biển, và nay có rất nhiều bệnh nhân COVID đến từ Papua New Guinea đang nhập viện ở Queensland’.

Còn các tổ chức viện trợ nói những gì xảy ra tại Papua New Guinea chỉ là khởi đầu của một thảm họa nhân đạo kinh hoàng, và họ ước tính 20% phụ nữ đang mang thai tại đây có thể đã bị nhiễm coronavirus.

Bà Mimi Zilliacus là CEO của tổ chức Bác sĩ Quốc tế tại Úc, tổ chức của bà đang giúp đỡ cho nhiều cộng đồng dễ bị tổn thương tại Papua New Guinea.

‘Bản thân nước Papua New Guinea không thể đáp ứng tốt với khủng hoảng. Họ rất cần sự hỗ trợ từ Úc. Chúng tôi tin rằng lãnh đạo cấp cao của Úc và Papua New Guinea cần phải cam kết hợp tác để giải quyết vấn đề này. Hiện nay nhu cầu cấp bách là cần phải tiêm vaccine ngay cho những người đang gặp nguy cơ cao, đó là các nhân viên y tế ở tuyến đầu. Bên cạnh đó là nhu cầu cần Úc hỗ trợ phản ứng nhanh trước dịch bệnh, tăng cường xét nghiệm và cung cấp khẩu trang’.  

Còn Hội đồng Phát triển Quốc tế Úc thúc giục phải gởi sang Papua New Guinea 20 ngàn liều vaccine để tiêm gấp cho nhân viên y tế ở đây.

Tổng trưởng Y tế Greg Hunt nói đã chi 80 triệu cho vaccine COVAX cùng với 500 triệu cho các chương trình phát triển và phân phối vaccine trong khu vực.

Ông nói Úc đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ Papua New Guinea để giúp phản ứng nhanh nếu cần thiết.

‘Đặc biệt, chúng ta đang ở trong một vai trò có thể hỗ trợ và giúp đỡ họ ngay khi nào họ nhận được lời khuyên tốt nhất để giải quyết tình huống, chắc chắn là sắp sửa thôi. Và chúng tôi sẽ làm mọi việc nhằm bảo đảm họ có đủ khả năng cung cấp vaccine cho người dân, thông qua sự viện trợ của đội ngũ AUSMAT vừa được tuyên bố thành lập, chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa toán quân này qua hỗ trợ Papua New Guinea.’

Tuy nhiên Lao động muốn có một cam kết cấp bách hơn, Thượng nghị sĩ Wong kêu gọi chính phủ Morrison tăng thêm tiền viện trợ cho những cơ quan phát triển cộng đồng trong khu vực.

‘Mặc dù vaccine có thể mang đến triển vọng, nhưng giờ đây chúng ta còn cần nhiều nguồn lực khác cùng tập hợp hành động để đạt được một sự phản ứng nhanh và hiệu quả, chúng ta thấy các quốc gia nghèo nhất thường phải xếp sau. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có thể đánh bại dịch bệnh và virus nếu nó bị đánh bại ở khắp mọi nơi trên thế giới.’

Và khi khủng hoảng COVID-19 đang tồi tệ hơn tại Papua New Guinea, các nhà vận động kêu gọi Úc hãy mang những người tị nạn tại các trung tâm giam giữ người tầm trú ở ngoại quốc vào Úc.

Ông Ian Rintoul thuộc Hội đồng Hành động vì Người tị nạn nói trong hai tuần qua, 6 người tị nạn quay về từ Manus đã bị xác nhận nhiễm COVID, khi họ đang ở Port Moresby.

Cơ quan này nói khoảng 140 người tị nạn và tầm trú bị chính phủ Úc đưa đến trại giam giữ trên đào Manus từ năm 2013 vẫn còn bị kẹt lại trên đảo.

Ông Rintoul kêu gọi chính phủ Úc hãy bảo vệ sức khỏe cho những người tị nạn và tầm trú này.

‘Tình huống tuyệt vọng đang dâng lên ở đó, khiến những người tị nạn và tầm trú càng lâm vào khủng hoảng, họ cần được chăm sóc tử tế như tất cả chúng ta ở trong đất liền. Thật sự kinh khủng khi nghĩ rằng chính phủ đã từng sử dụng rất nhiều nguồn lực để giam giữ những người này trên đảo nhưng nay lại không thể tung ra sự viện trợ và nguồn lực cần thiết để giúp bảo vệ họ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo do dịch bệnh gây ra.’


Share