Nuôi con ở Úc: Chúng tôi đứng ngoài cuộc đua "mua nhà chạy trường"

"Cho con được học với những người bạn tốt mà con cảm thấy gần gũi trong môi trường ấm áp, thầy cô nhiệt tình".

"Cho con được học với những người bạn tốt mà con cảm thấy gần gũi trong môi trường ấm áp, thầy cô nhiệt tình". Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tự nhận mình đứng ngoài cuộc đua mua nhà - chọn trường "top" cho con, hai cha mẹ gốc Việt sống ở Victoria dựa vào những tiêu chí nào để chọn lựa ngôi trường cấp một cho con của mình?


Trong tiết mục "Nuôi con ở Úc" vào tuần trước với luật sư Đức Minh từ Sydney, chúng ta đã cùng nhau trao đổi về giấc mơ cho con vào trường tuyển của nhiều bậc cha mẹ Châu Á, trong đó nhấn mạnh đến cuộc đua cho con học kèm ở các lò luyện thi để kiếm một chiếc ghế trong những ngôi trường tuyển (selective school).

Tuần này, vẫn bàn đến câu chuyện chọn trường cho con, nhưng với một góc nhìn hoàn toàn khác của hai phụ huynh gốc Việt tại Victoria, chị Quỳnh Anh và anh Dũng Nguyễn.

Tự nhận mình đứng ngoài cuộc đua mua nhà chọn trường top cho con, chị Quỳnh Anh và anh Dũng Nguyễn dựa vào những tiêu chí nào để chọn lựa ngôi trường cấp một cho con của mình?

Chị Quỳnh Anh Trần: Chọn trường gần nhà, tiện đi lại

Bobby Nguyễn, 10 tuổi đang theo học tại một ngôi trường tiểu học công giáo gần nhà, thuộc vùng Maribyrnong, Victoria.

Sau 5 năm học, cha mẹ của Bobby đang lựa chọn ngôi trường trung học tiếp theo cho con. Cũng như nhiều bậc phụ huynh gốc Việt khác, chị Quỳnh Anh cho biết đã từng nghĩ đến việc thuê nhà, đổi địa chỉ ở North Melbourne để con có thể vào học ngôi trường danh tiếng. Nhưng sau nhiều lựa chọn và cân nhắc, chị quyết định đứng ngoài cuộc đua mua nhà cho con đi học.

"Mình thấy nhiều người làm như vậy. Nhiều cha mẹ cũng chia sẻ với mình rằng họ nhận ra ngôi trường tốt chưa chắc đã hợp với con mình. Khi con họ chuyển đến những ngôi trường bình thường khác, con lại rất hạnh phúc và yêu thích việc học. Nếu cha mẹ cứ phải bán nhà, chuyển nhà, chạy theo ngôi trường con học thì chẳng khác nào cuộc đua, rất vất vả”, chị Quỳnh Anh nói với SBS.
"Ranking của trường có thể là một vấn đề để cân nhắc, nhưng không phải là yếu tố quyết định". Chị Quỳnh Anh, mẹ Bobby chia sẻ.
Ranking của trường có thể là một vấn đề để cân nhắc, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Source: Supplied
“Mình có một chị bạn, cho con học ở một ngôi trường tư ở Essendon, nhưng rồi sau đó cha mẹ lại phải chuyển về trường công giáo gần nhà sau nửa năm học. Vì cha mẹ đưa đón con quá vất vả, khó khăn, bất tiện, lại phải đưa con đi học thêm đủ thứ nơi.”

Mặc dù gia đình không theo đạo công giáo, nhưng chị Quỳnh Anh cho rằng được theo học tại một ngôi trường đạo là điều quý giá với trẻ, trong một xã hội đa văn hóa và sắc tộc.

"Lúc đầu gia đình mình chọn một ngôi trường công cho Bobby và con đã học xong lớp vỡ lòng, nhưng sau đó mình quyết định chuyển con sang trường đạo. Đây là một ngôi trường mà bạn thân của Bobby đang học.

Khi tham quan trường, mình nhận thấy ngôi trường rất sạch sẽ, rộng rãi, khác biệt so với các trường công khác. Điều quan trọng là Bobby rất thích ngôi trường này".
Mình chọn một ngôi trường gần nhà cho con. Bé vẫn con rất nhỏ ở tuổi tiểu học, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra cho con ở trường, mình có thể chạy đến ngay lập tức. Thứ hai là cho con được học với những người bạn tốt mà con cảm thấy gần gũi. Thứ ba là môi trường học ấm cúng như một gia đình, nơi thầy cô giáo tận tâm và nhiệt tình.
"Hầu hết các ngôi trường công giáo đều yêu cầu gia đình phải theo đạo thì con mới được phép theo học tại những ngôi trường này. Nhưng may mắn là ngôi trường của Bobby học hiện tại không đòi hỏi điều này, nên mình có cơ hội cho con theo học. "

Với suy nghĩ tôn giáo là một lĩnh vực mà con có thể học hỏi, tìm hiểu, chứ không đơn thuần là một đức tin hay đời sống tâm linh, chị Quỳnh Anh cho biết "con có cơ hội tìm hiểu thêm một nền văn hóa, một tín ngưỡng, đó là cơ hội quý giá".

“Mỗi tuần con được học một tiếng giáo lý trong nhà thờ vào mỗi thứ Hai hàng tuần.”

Với chị Quỳnh Anh, thời lượng này là thích hợp trong chương trình giáo dục mỗi tuần của con.
Bobby Nguyen (left) and Minh Nguyen (right)
Bobby Nguyen (left) and Minh Nguyen (right) Source: Supplied
Chia sẻ về nội dung các lớp học giáo lý đã bồi dưỡng con trai của mình như thế nào, chị Quỳnh Anh cho biết:

“Khi Bobby còn rất nhỏ, mình cũng không biết con trai được học gì ở trường ngày hôm đó, cậu bé trở về nhà và nói với mẹ rằng ‘mẹ ơi con biết mẹ đã mất rất nhiều máu khi sinh ra con, mẹ đã rất vất vả mới sinh ra con’. Mình thấy rất ngạc nhiên và cảm động. Trường học đã không chỉ dạy con con kiến thức mà còn mang lại cho con rất nhiều bài học quý giá…”

“Mình chọn một ngôi trường gần nhà cho con. Bé vẫn con rất nhỏ ở tuổi tiểu học, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra cho con ở trường, mình có thể chạy đến ngay lập tức. Thứ hai là cho con được học với những người bạn tốt mà con cảm thấy gần gũi, con trai của mình học cùng với một người bạn thân từ thời mẫu giáo. Thứ ba là môi trường học ấm cúng như một gia đình, nơi thầy cô giáo tận tâm và nhiệt tình.

Ranking của trường có thể mà một vấn đề để có cân nhắc, nhưng theo chị Quỳnh Anh không phải là yếu tố quyết định. Nền giáo dục của Úc khá đồng đều, và khu vực nào cũng có những ngôi trường công tốt cho trẻ. Chị Quỳnh Anh chia sẻ một ngôi trường tư hay quá đắt đỏ chưa chắc đã bảo đảm cho tương lai của con.

“Tại Úc, khi bé vào cấp hai, mình nhận ra có rất nhiều con đường học vấn cho bé lựa chọn. Sau khi học xong cấp 2, nếu không đủ khả năng để vào đại học trực tiếp, con có thể học một năm Tafe, sau đó chuyển tiếp sang Bachelor và học thêm 3 năm nữa. Con có thể lựa chọn con đường nào phù hợp với khả năng của mình”.

Anh Dũng Nguyễn: “Hãy để con tham gia vào việc lựa chọn trường cùng cha mẹ”

Minh Nguyen đang theo học  một ngôi trường công ở Kensington, Victoria. Cha của em, anh Dũng Nguyễn chia sẻ gia đình không hề đặt nặng kết quả học tập của con cái. Với anh lứa tuổi cấp 1 nên dành nhiều thời gian để vui chơi.

“Mình chọn một ngôi trường gần nhà, ranking vừa phải, có khuôn viên rộng rãi để con vui chơi và rèn luyện thể thao.

Từ kinh nghiệm bản thân, lúc nhỏ mình học ở một ngôi trường làng và dành phần lớn tuổi thơ để vui chơi khám phá, nên mình muốn con cũng được như vậy”.
“Khi đưa con đến thăm những ngôi trường gần nhà vào ngày chào đón học sinh mới 'open day', mình hỏi con có thích ngôi trường này không?”
“Khi đưa con đến thăm những ngôi trường gần nhà vào ngày chào đón học sinh mới 'open day', mình hỏi con có thích ngôi trường này không?” Source: Supplied
Trả lời cho câu hỏi liệu anh có phải là nhóm phụ huynh “mua nhà chạy trường cho con” hay không, anh Dũng Nguyễn cho biết:

“Việc mua nhà, chọn trường nằm ngoài khả năng của nhiều phụ huynh. Chưa chắc mọi việc đã theo ý mình. Đây là một sự lựa chọn cân bằng từ nhiều yếu tố. Nếu trường tốt mà ai cũng muốn vào thì ở khu nhà ở quá đắt đỏ, cha mẹ không kham nổi.

Còn nếu trường tốt mà ở quá xa thì không tiện để đưa đón con, đi làm và dành thời gian cho con. Từ nhiều yếu tố như vậy, mình khoanh vùng khoảng 3-4 ngôi trường”.
Việc mua nhà, chọn trường nằm ngoài khả năng của nhiều phụ huynh. Chưa chắc mọi việc đã theo ý mình. Đây là một sự lựa chọn cân bằng từ nhiều yếu tố. Nếu trường tốt mà ai cũng muốn vào thì ở khu nhà ở quá đắt đỏ, cha mẹ không kham nổi.
Với anh Dũng, cho phép con trai tham gia vào việc chọn ngôi trường mà con sẽ học rất quan trọng. Việc học là của con, vì vậy ngôi trường mà cha mẹ thích, chưa chắc con đã thích.

“Khi đưa con đến thăm những ngôi trường gần nhà vào ngày chào đón học sinh mới “open day”, mình hỏi con có thích ngôi trường này không? Từ kinder, preschool con có thời gian thích nghi để chuyển tiếp sang bậc tiểu học. Các trường đều mở cửa trường để các bé vào chơi trong sân trường.
Đây là một sự lựa chọn cân bằng từ nhiều yếu tố. Nếu trường tốt mà ai cũng muốn vào thì ở khu nhà ở quá đắt đỏ, cha mẹ không kham nổi. Còn nếu trường tốt mà ở quá xa thì không tiện để đưa đón con, đi làm và dành thời gian cho con.
Source: Supplied
Con mình thích ngôi trường này vì có sân chơi rộng, khu vực playground rất lớn và có nhiều hoạt động, từ đó bé luôn phấn chấn và cảm thấy thích đi học”, anh Dũng Nguyễn nói với SBS.

Chọn trường cho con, chính là chọn một môi trường mà gia đình có thể đồng hành cùng nhà trường trong việc giúp con phát triển nhân cách hài hòa và khơi gọi những tiềm năng sẵn có.

Mời quý vị nhấn vào audio phía trên để nghe nguyên văn cuộc phỏng vấn.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share