Những đồ vật "biết kể chuyện" về vụ thảm sát Holocaust

The boy's teddy bear

Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Có những đồ vật vô tri vô giác nhưng lại có thể kể nên bao câu chuyện cảm động. Những món đồ như vậy đã được đưa vào cuộc triển lãm mang tên "Đó là chuyện riêng tư", sự kiện đem lại rất nhiều cảm xúc với những người sống sót sau thảm họa Holocaust, với mong muốn các thế hệ sau này nhận thức đúng về sự khủng khiếp của Thế chiến thứ hai.


Khi Olga Horak rời trại tập trung Belsen-Bergen ở Đức vào tháng 4 năm 1945, một trong số ít tài sản của cô là cái mền cũ do lính canh của Đức Quốc xã bỏ lại.

"Tôi chẳng có gì ngoài một cái mền, đôi guốc gỗ và chiếc áo choàng ngắn của bệnh viện."

Cái mền giờ đây đã quá sờn cũ, được trưng bày tại Bảo tàng Do Thái Sydney, cùng với bộ sưu tập hình ảnh các đồ vật từ cuộc thảm sát Holocaust .

Các vật phẩm được lấy từ kho lưu trữ của các trại tập trung của Ravenens và Sachsenhausen , và có thể được nhìn thấy trong cuộc triển lãm mang tên "Đó là chuyện riêng tư".

Bà Horak nói rằng các món đồ gợi lại nhiều kỷ niệm.

"Các món đồ như đang trò chuyện với tôi. Giống như tôi đang ở cùng chúng, mà tôi cũng không nhớ đã ở bên chúng ở những nơi nào. Tôi bị giam giữ ở 5 trại khác nhau, và tôi đã chứng kiến rất nhiều điều. Đó là ký ức không thể nào quên được."

 Cuộc triển lãm là đứa con tinh thần của Richard W Diesel, con trai của một nạn nhân Holocaust còn sống sót.

Có những vật phẩm thậm chí không được trưng bày tại Ravensbrüc và Sachsenhausen, và ông W Diesel đã được cấp quyền đặc biệt để chụp ảnh chúng. Mỗi món đồ chứa đựng một câu chuyện buồn riêng, trong đó có bức ảnh một con gấu bông.

"Cậu bé làm rơi con gấu bông nhỏ của mình, cậu bé bước ra khỏi hàng để nhặt vật sở hữu duy nhất mang theo từ nhà, một lính canh nhìn thấy và bắn chết cậu bé. Khi họ rời đi, xác cậu bé nằm đó và con gấu bông nằm ở bên trái . Một tù nhân chính trị người Đức tên là Annie Sinderman nhìn thấy điều đó, cô ấy làm công việc dọn xác. Cô ấy đi ngang qua, bước qua xác cậu bé và nhặt con gấu. Cô ấy giữ nó và giấu nó cho đến khi cô được tự do vào tháng 4 năm 1945. Khi cô tặng con gấu bông cho đài tưởng niệm vào năm 1992, cô đã kể cho mọi người và các học sinh ở Đức về cậu bé và chú gấu bông của cậu ấy, và những gì đã xảy ra. "

Rosalyn Sugarman, người phụ trách Bảo tàng Do Thái Sydney, cho biết các bức ảnh đã gợi lên rất nhiều cảm xúc.

"Mọi người đã rất xúc động, tôi đã thấy họ rơi nước mắt và ngay cả bản thân tôi, tôi nghĩ mình cũng không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những đồ vật chất chứa bao ký ức và nhớ lại câu chuyện đi kèm với chúng."

Triển lãm cũng được trưng bày tại Nam Phi, với nhiều hình ảnh khác nhau. Trong dịp năm mới, triển lãm sẽ diễn ra tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nga và Đức, trong khi triển lãm đặc biệt này diễn ra tại Sydney cho đến tháng 3 năm sau.

Khi kỷ niệm 75 năm giải phóng các trại tập trung của Đức Quốc xã, bà Olga Horak, năm nay 93 tuổi, khẳng định rằng thông qua các cuộc triển lãm như thế này, nỗi kinh hoàng của cuộc thảm sát Holocaust sẽ không bao giờ bị lãng quên.

"Nhiều năm trước, mọi người không muốn nghe về những gì chúng tôi đã trải qua. Đó không phải là một câu chuyện cổ tích. Đó là một phần khác của lịch sử, như chưa từng tồn tại trước đây và hy vọng, sẽ không bao giờ tồn tại nữa."

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 




Share