Người dân Úc băn khoăn về ý nghĩa kế hoạch thải khí bằng không năm 2050

Picture of steelworks and coal loading facility at Port Kembla, Wollongong, New South Wales, Australia

Scientists are alarmed carbon dioxide emissions have almost returned to pre-pandemic levels. Source: Getty Images AsiaPac

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các tiết lộ hiện tiếp tục đối với kế hoạch phát thải bằng không của chính phủ, thì những người Úc có thể bị ảnh hưởng từ những người khai thác than đến nông dân, đang suy nghĩ xem việc nầy có ý nghĩa gì đối với họ. Một số khu vực lâu nay phụ thuộc vào các ngành kỹ nghệ phát ra nhiều carbon như Illawarra ở phía nam Sydney, đã cố gắng thực hiện chuyển đổi sang một tương lai bền vững hơn.


Hội Hướng Đạo Mt Keira ở trên một khu mỏ cũ và các tình nguyện viên thuộc Nơi Tạm Trú cho Nam giới phụ trách việc bảo tồn cơ sở nầy và họ gắn các tấm thu năng lượng mặt trời.

Đó là dấu hiệu của thời đại và trong khi các thợ mỏ cũ, những kỹ sư và những người thợ chế tạo lò áp suất còn gọi là nồi súp de, hồi tưởng lại quá khứ đã qua, họ đều đồng ý rằng các cuộc thảo luận trong buổi trà đàm, ngày càng hướng về tương lai của vùng luôn phụ thuộc về khu mỏ than.

Ông Fred Mirande, Chủ tịch của khu tạm trú cho phái nam tại Mt Keira là người đầu tiên thừa nhận là ông lo lắng về chuyện mất công ăn việc làm.

“Mọi chuyện vẫn như cũ hôm nay, mọi người ngày càng khó khăn hơn để tìm việc, cũng như khó khăn không ít để giữ cho họ có công ăn việc làm bền vững, đó là một khía cạnh của cuộc sống”, Fred Mirande.

Thế nhưng một sự kiện khác của cuộc sống khi các đồng nghiệp của ông cho biết, đó là việc biến đổi khí hậu.

Ông John và ông Richard đều là các thợ trong kỹ nghệ nặng đều cho rằng, cần phải chuyển đổi sang một tương lai bền vững hơn.

“Từ quan điểm của tôi, nay là lúc lánh xa nhiên liệu hoá thạch và hướng đến mặt trời".

"Hãy sống gần thiên nhiên vì chúng ta có một vầng thái dương to lớn ngay trên đầu mà chúng ta sẵn sàng để dùng".

"Quí vị chỉ cần đa dạng hóa, tự khám phá và đó là điều quan trọng ở đây".

"Tôi muốn thấy các con cháu có thể vui hưởng những gì mà chúng ta có ngày nay” John.

“Tôi không nghĩ chúng ta có bất cứ lựa chọn nào".

'Chỉ cần nhìn lại một vài năm trước và trận cháy rừng đã trải qua, chúng ta chẳng bao giờ có những sự kiện như vậy khi tôi còn nhỏ”, Richard.

Trong khi đó vùng Illawara ở phía nam Sydney từ lâu được xem là đồng nghĩa với kỹ nghệ than đá và các ngành kỹ nghệ nặng, với các mỏ than bắt đầu hoạt động cách nay gần 200 năm trước.

Khu vực chung quanh Wollongong cũng có các hệ thống lớn lao sản xuất thép, được sự hỗ trợ của than đá ở vùng kế cận.

Sử gia chuyên về hầm mỏ lâu năm và cũng là người sinh sống tại Wollongong, ông Ron Cairns cho biết, đó là những ngành thu hút công nhân quan trọng trong nhiều thập niên, thế nhưng công việc dần dần giảm bớt.

“Khoảng 20 ngàn người làm việc trong ngành sản xuất thép và quả là một con số lớn lao".

"Nay nó giảm xuống chỉ còn một con số nhỏ, do kỹ nghệ thép bị giảm sụt một cách đáng kể".

'Một số các mỏ dọc theo bờ biển cũng chẳng còn và tôi hiểu điều nầy mang ý nghĩa gì”, .Ron Cairns

Đó là lý do vì sao cư dân theo dõi thật sát cuộc thảo luận về biển đổi khí hậu tại Canberra.

Trong khi Thủ Tướng Scott Morrison mới công bố kế hoạch thải khí bằng không, trong đó bao gồm việc có thêm 62 ngàn công việc trong ngành kỹ nghệ, cộng thêm lời hứa hẹn là sẽ không khai thác mỏ than mới, các nhà lãnh đạo trong vùng cho rằng nay là lúc thay đổi hướng đi, hầu tiến đến những thay thế bền vững hơn.

Thị Trưởng Wollongong là ông Gordon Brabury giải thích.

“Vâng than đá có một tương lai, thế nhưng tôi muốn nói là tương lai của nó là giới hạn".

"Chúng ta làm việc cật lực với tư cách một Hội đồng Địa phương để giảm bớt việc thải khí bằng không vào năm 2030, điều nầy chúng ta có thể kiểm soát được như Hội đồng Địa phương”, Gordon Brabury.
“Khí hậu luôn thay đổi theo chu kỳ, vì vậy quí vị phải thích ứng và do phải tuân theo định luật thiên nhiên, chúng ta phải thích nghi và thay đổi theo các mùa khác nhau”, Landon Hodgkinson.
Trong khi đó các kỹ nghệ lớn lao tại địa phương sẽ tiếp bước.

Đại công ty sản xuất thép Bluecope tại cảng Port Kembla, hiện điều tra các cách thức nhằm kết hợp các kỹ thuật xanh để giảm bớt thải khí.

Đó là một trong nhiều nhà sản xuất trong các ngành kỹ nghệ sản sinh nhiều carbon, đã có hành động về biển đổi khí hậu.

Trong khi đó các nông gia là một trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất do biển đổi khí hậu, lại trở thành những người có nhiều sáng kiến nhất.

Người chăn cừu sang đời thứ 6 là ông Landon Hodgkinson hiện hoạt động tại vùng Vale View tại Yass gần Canberra.

Ông đã lắp đặt thêm nhiều tấm thu năng lượng mặt trời và những bình điện, cũng như hoan nghênh kế hoạch của chính phủ liên bang với sáng kiến chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

“Tôi nghĩ các sáng kiến mà họ đang tìm cách đẩy mạnh khi sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời, để rút khỏi lưới điện quốc gia và rõ ràng là với một số kỹ nghệ mới mà họ muốn sử dụng, điều này sẽ thực sự cắt giảm chi phí và lượng khí thải của chúng ta”, Landon Hodgkinson.

Sau khi chịu các thảm hại do nạn hạn hán rồi đến cháy rừng, ông không còn xa lạ với các hậu quả của việc biển đổi khí hậu.

Thế nhưng ông cho biết rất vui mừng trước đường lối thực tế hơn của chính phủ.

“Khí hậu luôn thay đổi theo chu kỳ, vì vậy quí vị phải thích ứng và do phải tuân theo định luật thiên nhiên, chúng ta phải thích nghi và thay đổi theo các mùa khác nhau”, Landon Hodgkinson.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share