Qui chế mới trong việc chăm sóc người Úc cao niên

Female caregiver helping senior man get up from couch

Female caregiver helping senior man get up from couch in living room Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với tiêu chuẩn mới về chăm sóc cao niên bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7, những nhà cung cấp dịch vụ nầy hiện được khuyến khích nên cải thiện mức độ của dịch vụ đối với các khách hàng cao tuổi không nói được tiếng Anh.


Được biết những bậc cao niên thuộc nguồn gốc di dân được xem là nhóm rất cần đến dịch vụ chăm sóc nói trên và theo tiêu chuẩn mới, các nhà cung cấp sẽ được thẩm định về khả năng đáp ứng với nhu cầu về văn hóa và ngôn ngữ khác biệt của những người cao niên nầy.

Tiêu chuẩn mới trong việc chăm sóc cao niên ra sao ?. 

Khi cụ bà Nevena Kotur 87 tuổi ngụ tại Perth Tây Úc, bị chẩn đoán với bệnh Alzheimer, gia đình bà quyết định đưa bà vào chế độ chăm sóc cao niên nội trú.

Mối quan tâm của họ là bà cụ nói tiếng Serbia và không thể nói chuyện với các nhân viên chăm sóc.
Thay vào đó, người cháu trai Ozzi của bà trở thành người chăm sóc toàn thời cho bà.

“Vào lúc nầy, vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của bà chẳng còn nữa, tôi không nghĩ có ai có thể chăm sóc cho bà mà không hiểu biết tiếng mẹ đẻ của bà được, quả là không thể làm được trong trường hợp nầy”.

Nói bằng tiếng mẹ đẻ của bà, nay chỉ còn là cách thức duy nhất để liên lạc với thế giới bên ngoài

“Đó là một lý do khác nữa mà tôi phải có mặt tại đây, nếu một phụ nữ đến chăm sóc cá nhân cho bà mà không nói được tiếng Serbia, thì chẳng có cách nào người nầy có thể chăm sóc cho bà được”.

Đó là khó khăn mà hiện nay nhiều gia đình người Úc phải đối phó.

Bà Majija Popovic đặt cha bà vào chế độ chăm sóc nội trú, sau khi ông nầy bị chẩn đoán với chứng lú lẩn.

Bà nghĩ là cha bà sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất, thế nhưng sau đó bà cho biết tình trạng của cha bà tệ hại nhanh chóng.

“Khi đến đó, ông vẫn có thể nói được và nói chuyện một cách điều độ, ông bị một ít triệu chứng về chứng lú lẩn thế nhưng trong nhiều lần ông tỏ ra minh mẩn".

"Tuy nhiên sau đó ông bắt đầu tỏ ra tệ hại nhanh chóng hơn, đến nổi tôi luôn nói rằng ‘ông ta không hiểu được quí vị do bị lú lẩn, nay ông trở lại nói tiếng mẹ đẻ’.

"Tôi phải làm các tấm thẻ với hàng chữ kèm công việc trên đó, để ông có thể dùng khi muốn đi vệ sinh, thế nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì không đủ thời giờ và tài nguyên để làm chuyện đó”, Majija Popovic.

Cha bà qua đời sau đó và bà Popovic đổ lỗi cho việc nhân viên chăm sóc không nói chuyện được với cha bà, dẫn đến tình trạng tệ hại nhanh chóng.

“Tôi cố gắng vận động về tầm quan trọng về chuyện không thể liên lạc với người bệnh đến các gia đình, để mọi người biết được thông tin đó, dù rằng chuyện nầy khiến mọi người cảm thấy không vui".

"Có những nhu cầu cần phải làm nhiều hơn cho các cộng đồng sắc tộc, khi nêu lên nhận thức nầy không chỉ có cá nhân người bệnh, mà cả gia đình của họ về các dịch vụ có sẵn”, Majija Popovic.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, nước Úc có một loạt các tiêu chuẩn mới, liên quan đến những dịch vụ chăm sóc cao niên.

Đây là một bước quan trọng, khi lãnh vực nầy tìm cách gia tăng sự tin tưởng của công chúng, sau khi một số thất bại diễn ra, đã được Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Chăm sóc Cao niên đưa ra.
“Ngay khi cần bất cứ việc giúp đỡ nào, chúng tôi có một toán rất tài giỏi, chúng tôi là một đại gia đình và hỗ trợ lẫn nhau”, Stanka Cica.
Thế nhưng đối với những người hoạt động trong lãnh vực chăm sóc thích hợp về mặt văn hóa, đó cũng là cơ hội để chú trọng về các nhu cầu đặc biệt của những người Úc không nói tiếng Anh.

Bà Mary Gurgone, giám đốc của công ty tham vấn Fortis, một tổ chức cung cấp huấn luyện về sự hiểu biết văn hóa, cho những người chăm sóc cao niên.

“Việc huấn luyện phải diễn ra, cùng với việc phát triển một chương thực sự về liên lạc lẫn nhau, mà chúng tôi hiện giúp đỡ cho một số tổ chức phát triển. Hiện nay các tiêu chuẩn của Ủy ban Phẩm Chất và An Toàn, không chỉ được đề ra mà rõ ràng là kiểm tra".

"Một trong các việc là chắc chắn rằng người cao niên nhận được dịch vụ chăm sóc thích hợp về mặt văn hóa, còn ngôn ngữ giữ một vai trò bên trong của văn hóa".

"Nếu tôi có thể liên lạc bằng cách khác, tôi có thể học các mỉm cười với quí vị để quí vị có thể hiểu được tôi, thế nhưng tôi không thể nói được một lời nào thì hiện nay, có vẻ như khiến cho người ta cảm thấy bị cô lập và chúng tôi hiểu rằng, sự cô đơn là tên sát nhân lớn nhất đối với những người ttrên 65 tuổi”, Mary Gurgone.

Trong khi tiêu chuẩn mới trong ngành chăm sóc cao niên sẽ có tính cách cưỡng bách, đây là khuynh hướng chăm sóc thích hợp về văn hóa của dịch vụ.

Bà Stanka Cica dùng khả năng thông thạo 5 ngôn ngữ của bà, trong công việc tại một cơ sở chăm sóc cao niên, cho những người cao niên thuộc nguồn gốc từ Nam Âu châu.

“Chúng tôi có những thiện nguyện viên từ bên ngoài, vốn có thể nói được nhiều ngôn ngữ thích hợp, mà hiện tại chúng tôi có những bậc cao niên cần được chăm sóc".

"Họ đang phục vụ trên căn bản từng người một, cũng như nói chuyện từng nhóm nhỏ”, Stanka Cica.

Bà cho biết, cơ sở của bà cung cấp một thí dụ cụ thể cho dịch vụ chăm sóc cao niên, vốn bị làm mờ đi do các câu chuyện bạo hành với người cao tuổi.

“Ngay khi cần bất cứ việc giúp đỡ nào, chúng tôi có một toán rất tài giỏi. Chúng tôi là một đại gia đình và hỗ trợ lẫn nhau”, Stanka Cica.

Người ta hy vọng những người Úc không nói được tiếng Anh, sẽ nhận được cùng mức độ chăm sóc như mọi người khác.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share