Kế hoạch mới chăm sóc cao niên nhắm vào sự đa dạng

Minister for Indigenous Health and Aged Care Ken Wyatt

Minister for Indigenous Health and Aged Care Ken Wyatt Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một kế hoạch mới về việc chăm sóc cao niên nhắm cải thiện dịch vụ tại các cộng đồng văn hóa khác nhau và cộng đồng LGBTI.


Tuy nhiên đã có một số nhà dưỡng lão chuyên biệt trong việc chăm sóc thích hợp cho người cao niên thuộc các nền văn hóa khác nhau.

Tổng trưởng phụ trách việc Chăm sóc Cao niên Ken Wyatt loan báo một Hình thức mới Chăm sóc Cao niên Đa dạng hơn cho các cơ sở trên khắp nước Úc.

Kế hoạch nầy xác định những ưu tiên chẳng hạn như các thông tin dễ dàng được tiếp cận bằng các ngôn ngữ khác nhau và phát triển một hệ thống năng động và linh hoạt đối với các nhóm hiện tại và sẽ gia nhập để xử dụng.

Chính phủ liên bang cho biết kế hoạch cũng cần cung cấp các dịch vụ một cách tôn trọng và thống nhất để hỗ trợ cho những người dễ gặp nguy cư nhất, bất kể nhu cầu cá nhân hay về mặt kinh tế.

Ông Wyatt cho biết kế hoạch nhắm vào việc giúp cho dịch vụ thích hợp cho nhiều bậc cao niên hơn thuộc các nguồn gốc văn hóa khác nhau cũng như cộng đồng LGBTI.

"Chúng ta thường xây dựng các chương trình và dịch vụ nhằm thích hợp cho mọi trường hợp, nó nhanh chóng và hữu hiệu".

"Thế nhưng khi chúng ta chăm sóc cho những người khác biệt, thì việc nầy đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ một các khác biệt", Ken Wyatt.

Làng Scalabrini tại Sydney là một cơ sở chăm sóc cao niên đã đặt ưu tiên trong việc làm thế nào để chăm sóc cho mọi người cao niên thuộc các nguồn gốc và thuộc các phái tính khác nhau.

Điều hợp viên về mặt văn hóa là bà Alessandra Salso cho biết chương trình cũng muốn mọi người cảm thấy như ở tại nhà của mình.

"Đối với chúng tôi, điều rất quan trọng là mọi người khi đến đây, họ tiếp tục làm những việc mà họ đã làm trước đây, vì vậy chúng ta không muốn mọi người ngưng cách sống như vậy của họ".

Một người ở trong làng chăm sóc cao niên là bà Cecilia Roncolato đã chuyển vào sống ở đây 2 năm rưỡi trước, khi chồng bà qua đời.

Bà cho biết mọi người sống tại đây được có mọi cơ hội để nói ngôn ngữ của mình và là chính mình.

"Vâng tôi thích những người ở đây, Alessandra tổ chức rất nhiều việc tốt đẹp, quí vị sẽ không chán nản ở đây".

Cứ 3 người cao niên Úc là có hơn 1 vị chào đời bên ngoài nước Úc.

Bà Mary Patetsos thuộc Liên đoàn Các Cộng đồng Sắc tộc Úc châu nói rằng các lực lượng nhân viên phục vụ trong việc chăm sóc cao niên cần phải đa dạng cũng như các cư dân mà họ chăm sóc.

"Đó không phải là chuyện gia tăng ngân khoản, mà thực sự là việc chắc chắn rằng chúng ta xây dựng một kiểu mẫu dịch vụ thích hợp với cá nhân, và mỗi cá nhân đều không giống nhau".

Kế hoạch cũng phải nhắm đến các thử thách trong việc chăm sóc cho những người Thổ dân cao tuổi.
"Họ nói rằng 'Chúng tôi không muốn vào nhà dưỡng lão, bởi vì chúng tôi đã ở trong một cơ sở rồi, chúng tôi đã trải qua những điều kinh khủng và việc chăm sóc cao niên sẽ tương tự như vậy hay không?", Ken Wyatt.
Trong khi đó, Chương trình Bảo hiểm Người Khuyết tật  hiện được thực hiện dần dần trên khắp nước Úc và đến năm 2019, có đến gần nửa triệu người Úc bị khuyết tật sẽ nhận được sự hỗ trợ.

Chương trình nầy đánh dấu một sự chuyển đổi quan trọng về việc chăm sóc khuyết tật, sửa đổi các dịch vụ như vận chuyển và chỗ ở hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân, hơn là tài trợ cho các nhóm đặc biệt.

Tổ chức Tạo Sự Kết Nối Creating Links vốn cung cấp chương trình NDIS, thế nhưng có nhiều người khác, đặc biệt là những người cao tuổi và những người thuộc các cộng đồng đa văn hóa, việc tìm biết chương trình NDIS là điều khó hiểu với họ.

Chỉ có 6,7 phần trăm những người tham dự tích cực với một kế hoạch được chấp thuận, là thuộc cộng đồng sắc tộc đa văn hóa.

Trong khi đó, bà Mary Petesos là nữ chủ tịch của Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng Sắc tộc Úc châu gọi tắt là FECCA, cho biết những người chăm sóc cao tuổi thuộc nguồn gốc đa văn hóa, thường gặp những rào cản đáng kể  trong việc tiếp cận với chương trình.

FECCA cho biết những vấn đề chính yếu bao gồm, việc thiếu hiểu biết về chương trình, thiếu nhận thức về việc đề ra các chiến thuật trực tiếp nhắm vào các cộng đồng đó, việc không thông thạo Anh Ngữ của một số người chăm sóc và khách hàng và những điều cấm kỵ về khuyết tật trong một số các cộng đồng.

FutureAbility là một dự án được chính phủ tài trợ, nhằm giúp đỡ các tổ chức đa văn hóa làm việc trong chương trình NDIS.

Tổ chức nầy thực hiện một số khoá hội thảo để cung cấp thông tin, gần đây nhất là tại Sydney.

Một vài nhóm hỗ trợ cho biết, chương trình NDIS cần giữ một vai trò quan trọng, trong việc hoạch định tương lai cho cãc bậc cha mẹ.

Một nữ phát ngôn nhân cho chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc nói rằng, chương trình hiện hoạt động nhằm đề ra các chiến thuật và chương trình khuyến khích việc tham gia nhiều hơn trong các cộng đồng đa văn hóa.

Việc nầy bao gồm sự tiếp cận dịch vụ thông phiên dịch cho các khách hàng và cộng tác với Liên đoàn Khuyết tật Sắc tộc Toàn quốc để dịch thuật các tài liệu và sửa chữa nội dung cho các cộng đồng không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh.

Trong khi đó, ông Wyatt cho biết có nhiều chuyện về chấn thương tâm lý liên quan đến các cơ sở phục vụ, cần được quan tâm đến.

"Họ nói rằng 'Chúng tôi không muốn vào nhà dưỡng lão, bởi vì chúng tôi đã ở trong một cơ sở rồi, chúng tôi đã trải qua những điều kinh khủng và việc chăm sóc cao niên sẽ tương tự như vậy hay không?", Ken Wyatt.

Các kế hoạch hành động hiện nhắm vào các nhóm đa văn hóa, cộng đồng LGBTI, người Thổ dân và dân bán đảo Torres sẽ được phát triển vào năm tới 2018.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share