Sắp có thuế đánh trên plastic trên toàn quốc

Plastic bottle lids

Plastic bottle lids Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phúc trình mới cho thấy việc thay đổi các căn bản về biến chế rác thải của Trung quốc đã có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề rác rưởi tại Úc và tiên đoán một sắc thuế toàn quốc về chất nhựa có thể là một giải pháp ngắn hạn.


Phúc trình của ngân hàng đầu tư Thụy sĩ là Credit Suisse tìm thấy rằng chính phủ liên bang Úc, các công ty và người dân Úc cần tinh tế hơn trong việc xử lý rác thải.

Một bản phúc trình mới tiết lộ rằng, chính phủ liên bang có thể đề ra một sắc thuế platic sớm nhất là vào năm 2020, trong một nỗ lực nhằm giảm bớt khó khăn về rác thải ngày càng gia tăng tại Úc.

Được biết trước đây Úc xuất cảng một số lượng lớn rác có thể tái sinh sang Trung quốc, thế nhưng nước nầy đã thắt chặt các căn bản về vấn đề ô nhiễm và cấm 24 loại rác thải.

Phúc trình của ngân hàng đầu tư toàn cầu là Credit Suisse có tên là, ‘Thời đại của plastic: ở vào đỉnh điểm’, cho rằng các giới hạn đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao với nước Úc.

Phúc trình tiên đoán, đến năm tài chính 2020-2021, chính phủ bị buộc phải đưa ra một sắc thuế khẩn cấp về các loại hạt nhựa nguyên thủy, hay các loại plastic không xử dụng hoặc không biến chế.

Phúc trình cho biết, chính phủ có thể cũng phải gia tăng thuế suất đối với các sản phẩm nhựa nhập cảng, ngăn cản các loại nhựa xử dụng một lần và sáng kiến đánh thuế cho các sản phẩm có mục đích tái sinh.

Tiến sĩ Trevor Thornton, một giảng viên về việc xử lý các chất liệu nguy hiểm tại đại học Deakin ở Melbourne nói rằng, các chính phủ trên khăp nơi đã xây dựng các biện pháp hướng đến mục tiêu đó.

“Mọi chính phủ cần đạt được cam kết vào năm 2025, để thực sự giảm bớt việc xử dụng các loại chất nhựa xử dụng một lần, thuộc các loại sản phẩm khác nhau".

"Vì vậy tôi nghĩ, sẽ có một vài công việc cho năm tới hay các năm nữa, tôi muốn nói là chính phủ Victoria hiện xem xét vấn đề, rồi Queensland và các chính phủ tiểu bang khác, cũng tìm ra các chiến thuật để làm sao giảm bớt chật plastic".

"Tôi tiên đoán các sáng kiến kinh tế hay chuyện không quan tâm đến vấn đề, là một cách thức thực tế để làm chuyện đó, bởi vì đó là những gì các doanh nghiệp thường lắng nghe”, Trevor Thornton.

Dữ kiện toàn quốc mới nhất là vào năm 2014-2015 cho thấy, nước Úc đã tạo ra 64 triệu tấn rác thải, trong đó 54 phần trăm được tái sinh, 4 phần trăm được thu hồi về năng lượng và 42 phần trăm được dùng vào việc lấp các chỗ trũng và đốt rác.

Vào năm 2016-2017, Úc xuất cảng hơn 4,2 triệu tấn rác tái sinh với số lượng hơn 1,2 triệu tấn được xuất cảng sang Trung quốc.

Nước nầy xử dụng các chất thải như plastic, giấy và giấy bồi để chế tạo thành những sản phẩm khác.

Thế nhưng tiến sĩ Thornton giải thích rằng. các luật lệ thắt chặt hơn của Trung quốc đã ảnh hưởng đến 99 phần trăm vật liệu tái sinh của Úc, vốn trước đây được xuất cảng sang Hoa Lục.

“Việc biến chế của chúng ta hoàn toàn bị ô nhiễm chẳng hạn như người Hoa phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để loại bỏ chuyện nầy, vốn làm gia tăng phí tổn liên quan đến việc đó".

"Họ cũng cải thiện nỗ lực tái sinh trong nội bộ nữa, vốn là chuyện rất tốt. Vì vậy họ cho rằng’ Vâng chúng tôi không cần đến quí vị, vì chúng tôi đã đủ và không muốn mọi thứ rác tái sinh dơ bẩn nầy".

"Chúng tôi không còn nhận rác vào, trừ khi chúng thuộc phẩm chất khá hơn’. Các nước khác cũng theo sau khi cho rằng, ‘Vâng chúng tôi không muốn nhập cảng rác nữa’.

"Vì vậy việc nầy khiến cho nước Úc lâm vào một tình trạng có nhiều rác tái sinh, không có thị trường tiêu thụ và câu hỏi ‘Chúng ta phải làm gì với chúng?’ chưa có câu trả lời”, Trevor Thornton.
"Rồi cho các sản phẩm vào đúng chỗ và giữ cho chúng thật đơn giản, hãy bỏ các rác nhựa, thép, nhôm, kính riêng rẽ trong thùng rác màu vàng” Gayle Sloan.
Tiến sĩ Thorton nói rằng nước Úc cần phải tinh tế hơn khi đối phó với các hoàn cảnh thay đổi.

“Vào lúc nầy rất nhiều rác tái sinh đang được chất đống, rõ ràng chúng ta vẫn tái sinh một số tại Úc, nhiều giấy và giấy bồi, kim loại vân vân".

"Thế nhưng chúng ta vẫn còn chất đống chúng và hy vọng, thị trường sẽ phát triển. Vì vậy thực sự chúng ta trở lại với cuộc tranh luận về việc làm thế nào để giải quyết chúng tốt nhất".

"Chúng ta phải phát triển một thị trường để mọi người, doanh nghiệp mua rác tái sinh và xử dụng chúng để tạo ra sản phẩm, hơn là dùng các loại nhựa hay kim loại nguyên chất vân vân”, Trevor Thornton.

Phúc trình của Credit Suisse diễn ra trước khi Úc đề ra một mục tiêu toàn quốc về việc giảm bớt rác thải, mà chính phủ liên bang hy vọng sẽ loan báo vào đầu tháng chạp.

Fairfax Media loan báo, nước Úc sẽ biến 80 phần trăm rác thải thành vật liệu để lấp đầy chỗ đất trũng vào năm 2030.

Các thay đổi sẽ là mục tiêu của việc giảm bớt tổng số rác thải của mỗi người dân Úc là 10 phần trăm vào năm 2030.

Hổi tháng 9, Tổng trưởng Môi trường Melissa Price loan báo các kế hoạch toàn quốc mới về rác thải, với 70 phần trăm về plastic sẽ bị tái sinh thành phân bón vào năm 2025.

Mọi kế hoạch cũng phải có mức tái sinh trung bình là 30 phần trăm vào năm 2025.

Giám đốc Hiệp hội Xử lý Rác thải Úc châu là bà Gayle Sloan cho biết, tổ chức của bà hoan nghênh các mục tiêu nói trên.

“Xét về mặt hữu hiệu, thì đây là một mục tiêu toàn quốc để thích hợp với các mục tiêu của từng tiểu bang".

"Các tiểu bang của chúng ta đều khác biệt nhau, vì vậy việc nầy thực sự giúp chúng ta có một mục tiêu toàn quốc và các tiểu bang phải nghĩ ra cách thực hiện".

"Thế nhưng chúng ta thực sự cần một lộ trình, ngân quỹ và chiến thuật để đạt được chúng, bởi vì như chúng ta đều biết, một mục tiêu riêng rẽ không đạt được, thì nó cần tất cả hạ tầng cơ sở đằng sau nó, phải được mục tiêu đó”, Gayle Sloan.

Trong khi một số lượng lớn lao việc xử lý rác thải thuộc về các công ty lớn, thì bà Sloan cho rằng mỗi người dân Úc cũng có thể giữ một vai trò trong việc nầy.

“Vâng trước hết, họ có thể tránh việc mua vào những thứ mà họ không cần đến. Vì vậy mọi thứ plastic không cần thiết, thì không được chọn".

"Họ có thể tránh mua thực phẩm khi không cần đến, bởi vì chúng ta biết chất thải thực phẩm chiếm khoảng 40 phần trăm những gì để lấp đất trủng và họ có thể tiết kiệm khoảng 6 đô la mỗi tuần".

"Vì vậy một khi quí vị giảm bớt càng nhiều rác thải, thì hãy nghĩ về những gì quí vị mua vào, bắt đầu là những thứ có thể tái chế, bởi vì việc nầy sẽ tạo thành một nhu cầu thị trường tại Úc để tái sinh chúng".

"Rồi cho các sản phẩm vào đúng chỗ và giữ cho chúng thật đơn giản, hãy bỏ các rác nhựa, thép, nhôm, kính riêng rẽ trong thùng rác màu vàng” Gayle Sloan.
hêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share