Nạn đói đe dọa thế giới vì coronavirus

Testing for  COVID-19 at Lenasia South, south Johannesburg, South Africa

Testing for COVID-19 at Lenasia South, south Johannesburg, South Africa Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen


Báo cáo toàn cầu hàng năm về khủng hoảng lương thực nhấn mạnh rằng các quốc gia ở Châu Phi sẽ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch coronavirus.

Các quốc gia khác như Afghanistan, Syria, Yemen và Venezuela cũng được coi thuộc nhóm nguy cơ cao nhất theo báo cáo này.

Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra ở khu vực này, một phần của châu Phi đã trải qua tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do hạn hán và những vụ châu chấu tấn công mùa màng tồi tệ nhất trong nhiều thập niên.

Giám đốc điều hành của Tổ Chức Lương thực Thế giới WFP, ông David Beasley nói rằng thế giới cần phải hành động ngay lập tức.

“Nếu chúng ta không chuẩn bị và hành động ngay để bảo đảm không xảy ra trường hợp xấu nhất, khi nguồn tài trợ bị thiếu hụt và gián đoạn, chúng ta có thể phải đối mặt với nạn đói rất khủng khiếp trong một vài tháng tới.

Những hành động mà chúng ta thực hiện sẽ quyết định thành công hay thất bại trong việc xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững và cũng là nền tảng của xã hội ổn định và hòa bình. Sự thật là bây giờ chúng ta không có thời gian nhiều, vì vậy hãy hành động khôn ngoan và nhanh chóng.”

Nam Sudan hiện chỉ báo cáo 4 trường hợp nhiễm coronavirus, nhưng hạn chế trong việc xét nghiệm ở đây khiến chúng ta không thể biết mức độ lây lan thực sự.

Quốc gia với 11 triệu dân nhưng chỉ có năm máy thở.

Giám đốc cố vấn của WFP thuộc khu vực Nam Sudan, ông Matthew Hollingworth nói rằng chỉ một dịch bệnh xảy ra ở quốc gia này cũng đủ khiến đất nước rơi vào thảm hoạ.

“Năm ngoái chúng tôi phải cứu trợ cho 5 triệu người do nội chiến và lũ lụt. Vào năm 2020, đất nước này phải đối mặt sự tàn phá vì nạn châu chấu xâm hại mùa màng và bây giờ thì có đại dịch COVID-19”.

Người ta ước tính rằng hơn một nửa dân số Nam Sudan sẽ cần viện trợ lương thực trong năm nay.

Đối với nhiều người, có được nguồn thực phẩm là việc sống còn.
Nếu chúng ta không chuẩn bị và hành động ngay để bảo đảm không xảy ra trường hợp xấu nhất, khi nguồn tài trợ bị thiếu hụt và gián đoạn, chúng ta có thể phải đối mặt với nạn đói rất khủng khiếp trong một vài tháng tới.
Tuy nhiên, với các áp đặt của chính phủ và các tổ chức viện trợ để hạn chế và ngăn chặn sự lây lan của virus, những người dễ bị tổn thương nhất càng trở nên khó tiếp cận với thực phẩm hơn.

Chỉ với hơn 24.600 trường hợp, coronavirus có vẻ như đã có tiến triển chậm đối với lục địa này, nhưng việc đóng cửa toàn cầu đang đe dọa các mạng lưới giao dịch lương thực mà nhiều người ở Châu Phi dựa vào để sinh tồn.

Các quốc gia lân cận bao gồm Nam Sudan, đã nhập khẩu hơn 40 triệu tấn ngũ cốc từ khắp nơi trên thế giới vào năm 2018 để lấp đầy khoảng trống trong sản xuất thực phẩm địa phương.

Ông Beasley nói rằng virus sẽ đẩy thế giới đến gần hơn với nạn đói.

“Có hơn 135 triệu người đang phải đối mặt với mức độ khủng hoảng vì đói hoặc tệ hơn. Điều đó có nghĩa là 135 triệu người trên trái đất đang tiến tới bờ vực của nạn đói.

Theo như thông báo của Tổ chức Lương thực Thế giới, coronavirus sẽ khiến thêm 130 triệu người nữa có thể bị đẩy đến bờ vực này vào cuối năm 2020. Con số sẽ lên đến 265 triệu người.”

Các trường hợp bị nhiễm virus đã tăng lên tại các lục địa Châu Phi vào tuần trước, ghi nhận mức tăng là 50%.

Nam Phi có số ca nhiễm được xác nhận cao nhất trong khu vực, ở mức hơn 3.400, nhưng một phần là do việc xét nghiệm được thực hiện trên diện rộng hơn.

Bác sĩ Bandile Masuku, thành viên của Hội đồng điều hành Gauteng chịu trách nhiệm về sức khỏe, cho biết xét nghiệm là một phần quan trọng trong việc đánh bại virus.

“Điều quan trọng là chúng tôi sẽ không thể hài lòng với mức độ thử nghiệm như bây giờ.

Chúng tôi vẫn phải ưu tiên kiểm tra nhóm người có nguy cơ cao, những người dễ bị tổn thương nhất trước khi chúng tôi bắt đầu làm xét nghiệm chung cho tất cả mọi người.

Cuối cùng điều có thể làm cho chúng tôi cảm thấy an tâm nhất là chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm đại trà. Tất cả mọi người đều nên được xét nghiệm và biết kết quả”.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng đã công bố gói hỗ trợ kinh tế quy mô lớn cùng với việc tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe, bao gồm bổ sung thêm bệnh viện dã chiến, nhân viên và máy thở.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lo ngại về tình trạng thiếu hụt thường niên trên khắp phần còn lại của lục địa.

Chuyên gia sức khỏe Châu Phi, Ernest Darkoh nói rằng các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa trong việc đảm bảo lục địa có thể sống sót sau đại dịch coronavirus.

“Các biện pháp như đóng cửa toàn bộ biên giới đang mang lại kết quả tích cực, nó cần thiết để bảo vệ và giảm số người tử vong.

Mặc dù điều đó gây ảnh hưởng nặng nề cho những người dễ bị tổn thương vì nghèo đói, thiếu thực phẩm và nước, hay những thứ tương tự như chúng ta.

Nhưng đó là hành động rất công bằng của các nhà lãnh đạo, rất khó khăn cho chính phủ khi họ phải làm việc hết công suất để bảo vệ tối đa cho cuộc sống trong cộng đồng của họ, mà vẫn bảo đảm chúng ta không bị an ninh lương thực đe doạ”.

--

Share