Nạn buôn người tại Việt Nam: Làm sao ngăn chặn?

UK Prime Minister Boris Johnson (2L) stands with with Chief Constable Ben-Julian Harrington (C) following the discovery of 39 bodies concealed in a lorry.

UK Prime Minister Boris Johnson (2L) and Chief Constable Ben-Julian Harrington (C) following the discovery of 39 bodies concealed in a lorry. Source: AFP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

TS Nguyễn đình Thắng: Phần lớn các đường dây buôn người và buôn lậu người ở Việt Nam "có sự tham gia trực tiếp hoặc được bảo kê bởi các quan chức Việt Nam."



Thi hài và tro cốt của 23 nạn nhân còn lại trong số 39 người thiệt mạng khi tìm đường vào Anh hồi tháng 10 vừa qua, đã được đưa về sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội vào ngày 30/11/2019.

Trước đó, 16 di hài cũng đã được đưa về nước ngày 27/11. Tỉnh có đông nạn nhân nhất là Nghệ An 21 người, kế tiếp là Hà Tĩnh 10 người, còn lại thuộc các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng và Hải Dương.

Theo giới truyền thông trong nước, tất cả 39 thi hài hoặc tro cốt được nhà cầm quyền các địa phương tiếp nhận và chuyển cho các gia đình.

Trong lần tiếp nhận trước, giới chức các địa phương nói rằng, vì lý do an ninh, gia đình các nạn nhân không có mặt ở sân bay để đón nhận thi hài và tro cốt của thân nhân họ.

Chi phí cho mỗi trường hợp đưa thi thể về Việt Nam là hơn 66 triệu đồng và tro cốt là khoảng 41 triệu đồng. Chính phủ Việt Nam đã ứng tiền trước cho việc vận chuyển này sau khi các gia đình đã ký giấy ủy quyền để Đại Sứ quán Việt Nam tại Anh quốc làm thủ tục đưa thi hài thân nhân họ về nước và cam kết hoàn trả chi phí.

Bà Đỗ Thị Kim Liên - Lãnh sự danh dự Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam trợ giúp mỗi gia đình nạn nhân khoảng 66 triệu đồng. Tập đoàn Vingroup tại VN cũng trợ giúp mỗi gia đình có nạn nhân ở Nghệ An và Hà Tĩnh 20 triệu đồng. Và theo đài BBC tiếng Việt, một nhóm người quyên góp trên trang mạng gofundme cũng thu được vài chục ngàn Mỹ kim từ 650 mạnh thường quân trên toàn cầu 

Tuy nhiên một số gia đình cho biết họ vẫn còn những khoản nợ rất lớn đến hàng trăm triệu đồng trước đó do vay mượn để đưa người thân vượt biên vào Anh.

Những gia đình này vừa lo hậu sự cho con mình vừa canh cánh nỗi lo mất nhà vì đã thế chấp cho con đi Anh lúc đầu trong khi gia đình rất khó khăn hay có người đau ốm ngặt nghèo.

Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc Tổ chức BPSOS cho rằng còn có những điều đáng lo ngại hơn thế nữa và ông cũng nhấn mạnh các biện pháp giúp người dân trong nước phòng ngừa để tránh lâm vào những tình trạng tương tự ̣(trong cuộc phỏng vấn ở phần audio đầu trang).

Giới chức Việt Nam "trực tiếp tham gia hoặc bảo kê cho các đường dây buôn người và buôn lậu người" 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cũng khẳng định: Phần lớn các đường dây buôn người và buôn lậu người ở Việt Nam có sự tham gia trực tiếp hoặc được bảo kê bởi các quan chức Việt Nam.

Nhận định cùa ông được rút ra từ kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lãnh vực chộng buôn người với 70 cuộc giải cứu, trực tiếp cứu thoát khoảng 5.000 nạn nhân ở 20 quốc gia, cũng như vận động và hỗ trợ cho việc giải cứu 6.000 nạn nhân khác ở Nga.

BPSOS nêu rõ:

"Chương trình xuất khẩu lao động của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội tạo môi trường cho cả một kỹ nghệ buôn người theo con đường hợp pháp. Các đường dây xuất khẩu lao động thường bao gồm bốn thành phần chủ yếu: các tay “cò” địa phương tuyển người ở các làng, xã; các môi giới để móc nối người có ý định xuất khẩu lao động với nơi vay tiền, nơi học ngoại ngữ, nơi khám sức khoẻ và rồi dẫn mối cho các doanh nghiệp dịch vụ; doanh nghiệp dịch vụ thu phí, ký hợp đồng 3 chiều với người lao động và chủ sử dụng lao động, lo thủ tục xuất cảnh và đưa người xuất cảnh; các quan chức cấp trung ương bảo kê nhằm tạo dễ dãi về giấy tờ và thủ tục, và che chắn cho đường dây khi xảy ra 'sự cố'.

"Mỗi đường dây buôn lậu người là lãnh địa của một nhóm xã hội đen có sự móc nối và ăn chia với các quan chức địa phương để dễ dàng đưa người lậu xuyên biên giới. Họ cũng sử dụng cò và môi giới để tìm các con mồi. Họ chắp nối cơ hội với những nhóm buôn lậu người ở từng quốc gia tạo nên một xâu chuỗi dẫn từ quốc gia khởi thuỷ đến quốc gia mục tiêu. Rất khó để phá một đường dây chắp nối như vậy; tuy nhiên nếu phá vỡ được đường dây ở quốc gia gốc, tức Việt Nam, thì nguồn cung sẽ cạn và số nạn nhân sẽ giảm."

Các bằng chứng về việc các quan chức Việt Nam trực tiếp dính líu hoặc che chắn cho các đường dây này

Người Việt cần làm gì? 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng:


1. Giải cứu các nạn nhân còn sống:

Ngoài số 39 nạn nhân tử vong, có thể còn nhiều người đi cùng chuyến giờ đang lạc loài, trốn tránh đó đây hoặc đang bị bọn xã hội đen ở quốc gia họ đến khống chế. Gia đình của họ ở Việt Nam cần được hướng dẫn cách tiếp cận với các cơ quan hay tổ chức chuyên giải cứu nạn nhân.

2. Phòng ngừa: 

Phòng ngừa là phương cách chống buôn người và buôn lậu người tận gốc. Người dân càng ý thức về các rủi ro và biết cách phòng thân thì càng ít người trở thành nạn nhân. 

BPSOS có rất nhiều tài liệu hướng dẫn để phổ biến đến mọi người về nạn buôn người và buôn lậu người. 

Một trong nh̃ững tài liệu liên hệ là trang , bao gồm nhiều hướng dẫn luật pháp về các vấn đề dân quyền.
Phòng ngừa là phương cách chống buôn người và buôn lậu người tận gốc. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
3. Phá vỡ đường dây buôn lậu người:

Thông tin được BPSOS thu thập từ nạn nhân hoặc gia đình họ sẽ được được dùng để tạo áp lực quốc tế lên chính quyền Việt Nam, đòi hỏi họ phải điều tra tận gốc và khởi tố các thành phần chủ chốt trong đường dây buôn người, kể cả các quan chức bảo kê, nếu có.

Được biết năm nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về tình trạng buôn người. Vì vậy, nếu không chứng minh thiện chí cải thiện, Việt Nam có thể bị xếp hạng 3 (Tier 3) trong năm 2020 và, như vậy, sẽ bị Hoa Kỳ chế tài về mậu dịch.

CAMSA: Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu/Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia

BPSOS cho biết tổ chức này "bắt đầu nỗ lực chống buôn người năm 1999 với cuộc giải cứu 250 nạn nhân người Việt và 30 nạn nhân người Hoa bị buôn sang đảo American Samoa. Nỗ lực này được nới rộng năm 2008 khi BPSOS hình thành Liên Minh Bài Trừ Nộ Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) với các văn phòng đặt ở Taipei, Đài Loan; Penang và Kuala Lumpur ở Malaysia; và Bangkok, Thái Lan. Tính đến năm 2015, CAMSA đã thực hiện hơn 70 vụ giải cứu và giải cứu 5.000 nạn nhân ở 20 quốc gia. Bắt đầu năm 2012 CAMSA cũng đã cung cấp thông tin và vận động quốc tế lên tiếng về tình trạng người Việt làm nô lệ lao động trong các xưởng may ở vùng Moscow và phụ cận; năm 2014 cảnh sát liên bang Nga đã giải cứu hơn 6.000 nạn nhân Việt."

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết chi tiết về các hoạt động của CAMSA:

Năm 2011, Tổng Thống và Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan trao giải thưởng cho BPSOS để ghi nhận những thành quả về chống buôn người trong khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.

Ngoài những thành công trong việc giải cứu nạn nhân, năm 2011, CAMSA còn hỗ trợ Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà mở văn phòng chống buôn người, chủ yếu giúp người dân phòng ngừa để không trở thành nạn nhân, và khi có người thân đã là nạn nhân thì gia đình biết cách cầu cứu. Tuy nhiên, văn phòng này phải giải tán sau hai năm vì thiếu nhân sự làm việc. 

Năm 2015, BPSOS quyết định tạm đình chỉ chương trình CAMSA vì xét thấy không thể cứ mãi giải cứu đồng bào mà thiếu hẳn nỗ lực ngăn ngừa tận gốc. Nhưng nay, với những cái chết thảm thương của 39 nạn nhân tại Anh, BPSOS hy vọng người Việt trong lẫn ngoài nước quan tâm đúng mức về vấn nạn này.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói với 20 năm hoạt động chống buôn người, BPSOS sẵn sàng chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, liên minh lâu dài với các nhóm hoạt động, kể cả việc mở lại chương trình CAMSA để phối hợp hành động nhằm cùng nhau dồn sức diệt tận gốc những đường dây buôn người và buôn lậu người tại Việt Nam. 

Những hoạt động này đòi hỏi sự đóng góp và kiên trì của tất cả mọi người. 

Có thể đóng góp hoặc tham khảo ý kiến qua email: camsa@bpsos.org
̣


Share