Năm 2019, nhiều giống loài tiến nhanh tới bờ vực diệt chủng

یک کوآلا

Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nếu không thay đổi hành vi, con người chỉ còn sống với nhau mà chẳng còn bao nhiêu loài thú nữa tồn tại. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi bảo vệ những sinh vật điển hình của Trái Đất khỏi bị diệt chủng, các giống loài đang sụt giảm số lượng một cách chóng mặt và tỷ lệ này tăng lên gấp hàng trăm lần so với quá khứ.


Thiên nhiên đang ở trong tình trạng nguy cấp hơn bao giờ hêt trong lịch sử khi mà sự diệt chủng đã xoa sổ hơn một triệu chủng loài từ muôn thú đến cây cỏ trên trái đất.

Đó là kết luận của báo cáo toàn diện đầu tiên của LHQ về hệ sinh vật công bố vào hồi tháng 5 năm nay.

Báo cáo nói rằng có hơn nữa triệu sinh vật trên trái đất đã không đủ điều kiện để sinh tồn và sẽ dẫn đến tuyệt chủng trong vòng vài thập niên.

Các loài động vật sẽ tuyệt chủng trước tiên là tê giác, voi, koala và nhiều gống loài khác cũng đang nằm trong nguy cơ đe dọa sẽ bị xóa sổ .

Các nhóm chuyên gia chủ yếu là dựa trên các trung tâm sở thú đang làm việc nhằm giúp bảo tồn các động vật đặc chủng của các khu vực.

Sophie Vinesh dẫn đầu nhóm Nghiên cứu hành vi và hình ảnh voi thuộc sở thú Whipsnade Zoo của Anh.

Mục tiêu của đề án này là nhằm bảo vệ voi trước con người, sử dụng các camera thế hệ trí tuệ nhân tạo tiếp cận với những con voi Châu Á.

"Chúng tôi đang sử dụng công nghệ hình ảnh nhiệt để nghiên cứu tạo ra một hệ thống cảnh báo sớm, sẽ áp dụng trong các cộng đồng địa phương nơi đang mà sự xung đột giữa voi rừng và con người đang là một vấn đề lớn."

Mục đích là để giảm các cuộc va chạm không mong muốn giữa người và voi, thường dẫn tới việc voi rừng tấn công con người và con người tấn công voi để trả thù hay vì sợ hãi.

Cuộc khủng hoảng cháy rừng đã làm nổi lên những lo ngại hết sức nghiêm túc của các nhà bảo tồn về koala một trong những con thú biểu tượng của Úc.

Hàng ngàn con koala đã chết trong các vụ cháy rừng ở Queensland và New South Wales, và tại các tiểu bang khác như ACT, koala đã được liệt kê là dễ bị thiệt hai.

Điều đó đã khiến các nhà khoa học phải chuyển sự chú ý sang cách làm thế nào để ngăn chặn koala không bị chết rât nhiều trong các vụ cháy rừng.

Giám đốc điều hành Khoa học cho Động vật hoang dã Tiến sĩ Kellie Leigh nói rằng hành động cần phải được thực hiện ngay lập tức.

"Tôi nghĩ rằng lời kêu gọi hành động chính mà chúng ta muốn thấy là nhiều đầu tư hơn và lập kế hoạch chi tiết hơn; tại thời điểm này có rất nhiều người muốn giúp đỡ và chúng tôi không có cách nào để tiến hành. Chúng tôi không có phương thức để đưa koala ra ngoài hoặc tìm cách giải cứu chúng trước hoặc sau hỏa hoạn. Không có phương thức được tiêu chuẩn hóa đã khiến việc thực hiện bất kỳ điều gì cũng trở nên khó khăn; chúng tôi cũng rất thiếu nguồn lực để chăm sóc động vật hoang dã."

Một biểu tượng khác của Úc ở trong thiên nhiên cũng đang bị đe dọa và đang thu hút sự quan tâm của thế giới đó là rạn san hô Great Barrier.

Các san hô này đang bị 'tẩy trắng' khi nhiệt độ nước biển nóng lên, và lúc đó san hô có thể chết.

Giới chức trách quản lý Công viên Hàng hải Great Barrier đã đánh giá lại triển vọng của Rạn san hô Great Barrier, và đã hạ cấp từ "poor" xuống thành "very poor" tức là từ xơ xác đến tàn tạ.

Chủ tịch ban quản lý Tiến sĩ Ian Poiner nói rằng biến đổi khí hậu không chỉ là một mối đe dọa đối với rạn san hô.

"Các rạn san hô trên toàn cầu đang suy giảm, bao gồm Rạn san hô Great Barrier và chúng tôi biết tại sao - đó là do biến đổi khí hậu, tác động to lớn của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có sự phản ứng của toàn cầu. Tuy nhiên, cũng có những mối đe dọa địa phương và khu vực như sao biển Crown of Thorns ăn san hô và một số hoạt động hiện hành tại vùng Rạn san hô cần được quản lý tốt ."

Nhưng có những câu chuyện thành công. Loài chuột sống ở phía đông - một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Úc - gần như bị xóa sổ trong tự nhiên.

Nhưng một dự án đặc biệt ở Victoria đang giúp cứu lấy loài thú có túi nhút nhát này.

Một dự án mới giúp thành lập các khu bảo tồn chuột túi nhỏ bandicoot tại vùng Mount Rothwell, cách trung tâm thành phố Melbourne khoảng 50 km về phía tây.

Annette Rypalski là giám đốc đa dạng sinh học tại Odonata, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ đa dạng sinh học trong môi trường.

"Chúng tôi đã nuôi và sinh sản chuột túi bandicoots trong ba năm qua được tổng cộng tám con và tối nay sẽ thả chúng ra môi trường tự niên. Tám con này có cả con đực và con cái ở nhiều độ tuổi khác nhau, phần lớn là vào một hoặc hai năm tuổi. Chúng có thể sống trong điều kiện nuôi nhốt tới sáu năm và trong tự nhiên là khoảng ba hoặc bốn năm. Chúng sẽ được thả vào một bãi cỏ có rào chắn ở Mount Rothwell và chúng tôi sẽ phát triển số lượng các con chuột túi này để nhân rộng chúng trên một quy mô rộng lớn hơn tại một địa điểm khác có diện tích gấp đôi Mount Rothwell."

Không thiếu thông tin đã được truyền tải trên truyền thông về số phận của thế giới tự nhiên, với các cuộc biểu tình "Nổi loạn Tuyệt chủng" Extinction Rebellion chiếm vị trí trung tâm ở cả trong Úc và ở nước ngoài.

Nghị sĩ Đảng Xanh, Adam Bandt nói với SBS News hồi tháng Năm rằng những cuộc biểu tình từ những người quan tâm đến tương lai sẽ trở nên lớn hơn và to hơn.

"Chúng ta sẽ thấy mọi người hành động và bất tuân dân sự đang gia tăng trên quy mô mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Đó thực sự là một vấn đề của sự sống và cái chết. Đó là về việc chúng ta có thể duy trì lối sống của chúng ta như hiện nay hay không hay cần phải thay đổi để tât cả cùng tồn tại."

Một trong những người mà có lẽ được biết rất nhiều trong việc nâng cao nhận thức về các mối đe dọa đối với thế giới tự nhiên là nhà tự nhiên học Sir David Attenborough.

Ông và các đồng nghiệp của ông tại Chương trình Lịch sử Tự nhiên của BBC đã được Chatham House Trust trao tặng giải thưởng, công nhận tầm quan trọng của công việc của họ trong việc sản xuất các chương trình truyền hình thông báo cho công chúng về các mối đe dọa tuyệt chủng của các giống loài trong thiên nhiên.

"Tất cả chúng ta và các giông loài đều là các công dân của thế giới, và chúng ta với tư cách con người phải công nhận điều đó. Hợp tác quốc tế là điều tối quan trọng để bảo vệ tất cả các giống loài. Nếu tổ chức quốc tế này cho rằng những gì chúng tôi đã làm trong Chương trình Lịch sử Tự nhiên bằng một cách nào đó đã giúp truyền bá nhận thức về các vấn đề mà thế giới phải đối mặt, thì hy vọng rằng nó sẽ thuyết phục dân số thế giới rằng tất cả chúng ta thuộc về một thế giới, và một thế giới đó là của tất cả chúng ta. Vì vậy, tôi rât vui mừng với giải thưởng này mà không có lời để diễn tả, và tôi rât biết ơn khi nhận được nó."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share