Các tổ chức Hồi giáo chỉ trích nhận xét của ông Morrison về vụ tấn công trên đường Bourke

Mourners pay their respects at the workplace of the man killed at Bourke Street

Mourners pay their respects at the workplace of the man killed at Bourke Street Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một số tổ chức thuộc cộng đồng Hồi giáo bày tỏ quan ngại và bất mãn qua các lời bình luận của Thủ tướng Scott Morrison, liên quan đến vụ tấn công gây chết người trên đường Bourke ở Melbourne hồi thứ sáu tuần qua.


Được biết ông Morrison cho rằng người đàn ông đứng sau vụ tấn công là một kẻ khủng bố và bác bỏ các bào chữa nói rằng ông nầy là một người có vấn đề về tâm thần. 

Các tổ chức cộng đồng Hồi giáo chỉ trích Thủ tướng Scott Morrison và các chính trị gia khác về cách thức họ thảo luận về vai trò của các cộng đồng Hồi giáo trong việc chấm dứt các vụ tấn công như đã xảy ra hồi tuần qua trên đường Bourke tại Melbourne.

Hassan Khalif Shire Ali đã đâm trọng thương một người đến chết và làm bị thương 2 người khác sau khi ông nầy phóng hỏa chiếc xe hơi của ông.

Gia đình ông nầy nói rằng ông ta bị các vấn đề về tâm thần đã nhiều năm qua, nhưng lại từ chối giúp đỡ và sức khoẻ ngày càng suy sụp.

Thế nhưng ông Morrison cho đài truyền hình số 10 biết rằng, ông Shire Ali là một kẻ cực đoan có hành vi bạo động vì ông nầy bị tẩy não và không thể bào chữa cho chuyện nầy.

Thủ tướng đáp trả các chỉ trích cho rằng, ông dùng vấn đề cho mục đích chính trị.


“Đó cũng là cách bào chữa mù quáng, xưa cũ và lỗi thời không thích hợp cho chuyện nầy vốn luôn được nói lên, dù là Anne Aly nói hay những người nào khác trong cộng đồng thốt lên, thì tôi không tin đó là đa số của những người Hồi giáo đáng kính, chịu khó và xứng đáng có ý nghĩ như vậy".

"Họ muốn cộng đồng của họ phải được an toàn hơn, có những người đến cộng đồng của họ và làm ảnh hưởng những người trẻ cùng những người khác, với lời giảng dạy sai lạc và thù hận, thì nay những chuyện đó phải chấm dứt”, Scott Morrison.

Được biết ông Shire Ali là người mà cảnh sát liên bang biết rõ và sổ thông hành của ông đã bị hủy bỏ hồi năm 2015, giữa lúc có những quan ngại là ông tìm cách đến Syria để chiến đấu cùng IS, thế nhưng gia đình ông vẫn cho rằng ông nầy không phải là một mối nguy về khủng bố.

Trong một văn bản gởi đến các ký giả, gia đình ông thúc giục các chính trị gia nên chấm dứt việc biến cái chết của ông thành một trò chơi chính trị.

Gia đình ông nói rằng, ông nầy chẳng có dính líu nào với khủng bố mà chỉ yêu cầu được giúp đỡ mà thôi.

Ông Morrison cho biết, ông muốn cộng tác với các cộng đồng Hồi giáo để bảo đảm họ hiểu biết về việc một người bị tẩy não khi nào và ở đâu.

Còn Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton lập lại chuyện nầy, khi cho rằng các cộng đồng Hồi giáo nên cung cấp cho nhà cầm quyền thêm tin tức về những ai có thể gây nguy hại.

Thế nhưng Phó Tư lệnh Cảnh sát tại Victoria là ông Shane Patton cho rằng, các cộng đồng Hồi giáo đã cung cấp cho nhà cầm quyền với nhiều thông tin hữu ích.

“Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ lớn lao trong một loạt các lãnh vực tại Victoria, như Hội đồng Trưởng giáo, Hội đồng Hồi giáo Victoria, cộng đồng Somalia, các nhà lãnh đạo cộng đồng đều lên án vụ bạo động".

"Chúng tôi tiếp tục nhận được tin tức từ mọi thành phần trong xã hội và chúng tôi rất vui lòng với mối quan hệ sẵn có".

"Rõ ràng chúng tôi muốn nhận được thông tin, thế nhưng những người mà tôi đã nói trên, cùng các vấn đề thì họ đang cung cấp sự hỗ trợ cho chúng tôi”, Shane Patton.
"Chúng tôi hết sức kinh hãi về vụ tấn công nói trên và tin rằng, chuyện đó không công bằng trong một ý nghĩa là, cộng đồng Hồi giáo bị cô lập và xa lánh, chỉ vì hành động của các cá nhân, dù họ lả Hồi giáo hay không”, Adel Salman.
Trong khi đó, Hội đồng Toàn quốc các Trưởng giáo trong số các tổ chức Hồi giáo cáo buộc ông Scott Morrison đã chính trị hóa vụ tấn công.

Hội đồng gọi vụ tấn công là một thảm kịch cho cả nước, và tuyên bố họ bất mãn trước lời bình luận của Thủ tướng khi liên kết Hồi giáo với một chủ nghĩa cực đoan và nguy hiểm.

Hồi cuối tuần qua, ông Morrison nói rằng trong khi ông ủng hộ tự do tôn giáo, thì chủ nghĩa cực đoan cần bị loại trừ.

Ông mô tả những kẻ Hồi giáo cực đoan là mối đe dọa nguy hiểm nhất tại Úc.

Phó Tổng Thư Ký Hội đồng Trưởng giáo là Sheikh Alaa Zoqom cho Chương trình tiếng Ả rập đài SBS biết rằng, hội đồng lên án những nhận xét của ông Morrison.

“Những bình luận như thế nầy và việc liên kết chủ nghĩa khủng bố và chủ thuyết cực đoan với Hồi giáo là một vấn đề hết sức nguy hiểm, bởi vì nó có hậu quả tiêu cực trong mối quan hệ giữa người Hồi giáo và không Hồi giáo trong xã hội nước Úc”.

Trong khi đó, Đại Trưởng giáo tại Úc cũng bác bỏ lời kêu gọi của chính phủ đối với các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo hãy làm nhiều hơn nữa.

Đại Trưởng giáo Ibrahim Abu Mohamed cho ban Ả rập đài SBS biết rằng, lời bình luận của Thủ tướng và ông Tổng trưởng Nội vụ tạo nên sự kỳ thị nghiêm trọng đối với cộng đồng Hồi giáo tại Úc.

Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Victoria là ông Adel Salman cho biết, ông không hài lòng với cách suy nghĩ của ông Morrison khi cho rằng, cộng đồng Hồi giáo không giúp đỡ đầy đủ.

“Tôi không biết ông ta muốn ám chỉ những gì, liên quan đến những gì cộng đồng Hồi giáo có thể làm được".

"Một cách thú vị là, với một cá nhân đặc biệt đã thực hiện vụ tấn công hôm thứ sáu tuần qua, hắn ta bị các lực lượng an ninh theo dõi trong một thời gian dài và họ đều nhẵn mặt anh ta".

"Vì vậy tôi không hiểu là, tại sao Thủ tướng đề nghị cộng đồng Hồi giáo nên làm những gì, hay có thể làm thêm những gì?".

"Chúng tôi không chấp nhận tình trạng, chúng tôi bị xem là những bị cáo trong chuyện nầy".

"Chúng tôi hết sức kinh hãi về vụ tấn công nói trên và tin rằng, chuyện đó không công bằng trong một ý nghĩa là, cộng đồng Hồi giáo bị cô lập và xa lánh, chỉ vì hành động của các cá nhân, dù họ lả Hồi giáo hay không”, Adel Salman.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share