Ông Morrison tìm cách buộc các trang mạng xã hội chịu trách nhiệm về nội dung tại cuộc họp G20

Dr Fiona Martin

Dr Fiona Martin Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Scott Morrison cảnh cáo về các công ty truyền thông xã hội gặp áp lực ngày càng gia tăng trong việc xóa bỏ những lời lẽ hận thù và chuyện nầy ông yêu cầu được thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh G-20 năm nay.


Ông cũng biên thư đến Thủ tướng Nhật bản cũng là Chủ tịch G20 Shinzo Abe trong việc kêu gọi toàn cầu nên có đường lối điều hành các công ty kỹ thuật theo sau vụ tấn công khủng bố ở Christchuch.

Khi các cuộc tấn công khủng bố diễn ra tại Christchurch và trong những ngày kế tiếp, các nội dung mang tính chất thù hận đã được công bố theo hình thức livestream và trên các trang mạng xã hội.

Thủ tướng Scott Morrison đã cùng với một số các lãnh tụ chính trị, kêu gọi các công ty trang mạng xã hội phải có trách nhiệm hơn, về những gì được đăng tải trên trang mạng xã hội của họ.

Ông nói rằng, việc đó cũng không đủ cho các công ty chỉ biết thu được lợi nhuận, mà không chấp nhận một trách nhiệm đạo đức để bảo đảm rằng, các trang mạng không được dùng để chứa chấp những tư tưởng hận thù.

“Nếu quí vị có thể làm một con toán để chắc chắn rằng các quảng cáo họ muốn xem, có thể xuất hiện trên điện thoại di động của quí vị, thì tôi hoàn toàn tin tưởng rằng họ có thể tính toán để loại bỏ các nội dung thù hận khỏi các trang mạng xã hội. Vì vậy chúng ta phải làm việc với các công ty nầy”, Scott Morrison.

Ông Morrison không chỉ tạo áp lực lên các công ty phụ trách trang mạng xã hội tại Úc, mà ông còn muốn thấy các nhà lãnh đạo thế giới, đề cập đến vấn đề nói trên một cách tập thể.

Ông cho biết các công ty có trang mạng xã hội, cần phải có các hướng dẫn rõ ràng về việc, các quốc gia mong muốn họ phải theo dõi các lời lẽ gây thù hận.

“Nước Úc có thể hành động trong lãnh vực nầy và chúng tôi đang xem xét một số đề nghị thực tế ngay vào lúc nầy".

"Thế nhưng những hành động đó có nhiều ảnh hưởng đối với các công ty phụ trách truyền thông xã hội cùng với những công ty kỹ thuật, việc nầy cần phải làm, liên quan đến các đại công ty trên khắp thế giới".

"Các công ty trang mạng xã hội đã xây dựng kỹ thuật nầy, họ tạo nên các khả năng nầy và trong đại đa số trường hợp, chúng thích hợp cho những mục đích yên bình và vui vẻ, thế nhưng chúng ta cũng biết rằng việc nầy có thể bị bọn khủng bố xử dụng và biến thành vũ khí cho chúng”, Scott Morrison.

Ông Morrison biên thư đến Thủ tướng Nhật bản và cũng là chủ tịch hội nghị thượng đỉnh G20 là ông Shinzo Abe, trong đó thúc giục ông nầy hãy nêu vấn đề quản trị trang mạng xã hội là một ưu tiên hàng đầu, trong cuộc hop thượng đỉnh sắp tới vào tháng 6.

Trong bức thư, ông Morrison cho rằng ‘quả là điều không chấp nhận được, khi xem internet là một không gian không được quản lý’.

Thủ tướng cũng nêu bật nhu cầu, cần nêu rõ các hậu quả cho các công ty về kỹ thuật và trang mạng xã hội, nếu họ dễ dãi trong việc loan truyền các hành động thù hận.

Ông hy vọng cuộc họp thượng đỉnh G20 sẽ cung cấp một môi trường lý tưởng, để thảo luận và đề ra các hướng dẫn cho các công ty phụ trách trang mạng xã hội.

“Cuộc họp thượng đỉnh G20 cùng nhau hành động để chắc chắn rằng các đại công ty phải trả thuế, vì vậy tôi chắc chắn là chúng ta có thể cùng hành động, để các công ty bảo vệ công dân chúng ta bằng cách bảo đảm rằng, các phương tiện của họ được phát triển. không bị bọn khủng bố xử dụng. để giúp chúng gia tăng việc gieo rắc hận thù”, Scott Morrison.
"Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt hơn nhiều, khi bạn có một sự hợp tác khu vực xung quanh vấn đề này. Có nhiều áp lực chính trị hơn và có nhiều áp lực kinh tế hơn, trên các nền tảng để thực sự hợp tác", Fiona Martin.
Đây không phải là lần đầu tiên, nước Úc đẩy mạnh việc phải có hành động về không gian mạng.

Chỉ mới năm rồi, cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull đã gặp gỡ người đồng nhiệm Anh quốc, để thảo luận về an ninh mạng và việc giải mã các tin nhắn.

Việc chỉ trích của chính phủ nhắm vào các trang mạng xã hội quan trọng, đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng, theo sau vụ tấn công khủng bố ở Christchuch.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten nói rằng, các công ty phụ trách trang mạng xã hội, cần phải có trách nhiệm về những gì họ cho phép đăng tải và cũng phải có bổn phận đạo đức, để gở bỏ các nội dung mang tính chất thù hận.

“Truyền thông xã hội không thể là nơi trú ẩn của những người kẻ gieo rắc hận thù vào trú ẩn trong đó".

"Các trang mạng xã hội và những kẻ hành động qua kỹ thuật số, bọn chúng không thể tiến hành các lời lẽ thù hận, mà không chịu trách nhiệm về việc làm của họ”, Bill Shorten.

Trong khi đó, các chuyên gia về truyền thông hoan nghênh hành động của Thủ tướng, thế nhưng tranh luận rằng một tiêu chuẩn hạnh kiểm trong khu vực Á châu Thái bình dương là giải pháp tốt nhất.

Giảng viên cao cấp về truyền thông thuộc đại học Sydney, tiến sĩ Fiona Martin nói rằng nước Úc cần tiếp cận các công ty truyền thông, cùng với các nhà lãnh đạo thế giới, nếu họ muốn đạt được một kết quả thực sự.

“Một mình nước Úc không có sức thuyết phục đối với các công ty lớn, các công ty xuyên quốc gia, như Facebook, rằng họ nên đến để sửa chữa".

"Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt hơn nhiều, khi bạn có một sự hợp tác khu vực xung quanh vấn đề này. Có nhiều áp lực chính trị hơn và có nhiều áp lực kinh tế hơn, trên các nền tảng để thực sự hợp tác", Fiona Martin.

Tính chất khủng khiếp trong vụ thảm sát ở Christchurch và cách thức bọn khủng bố đã trực tiếp truyền hình hành động của chúng trên trang mạng, đã gia tăng tính chất khẩn cấp theo đó các trang mạng xã hội cần có trách nhiệm lớn lao hơn.

Cuộc họp thượng đỉnh G20 sẽ là trắc nghiệm đầu tiên, liệu nước Úc có thể được sự ủng hộ của hầu hết các cường quốc trên thế giới, qua việc tạo ra các hướng dẫn cho các công ty phụ trách trang mạng xã hội phải tuân thủ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share