Di dân ít sử dụng dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần

Professor Patrick McGorry

Giáo sư Patrick McGorry Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nghiên cứu do Cục Thống kê Úc thực hiện cho thấy chỉ có 6 % người di dân có sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần từ năm 2011.


c chuyên gia y tế cho biết những kết quả điều tra về việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần thật đáng thất vọng nhưng không có gì phải ngạc nhiên.

Giám đốc điều hành Mental Health Australia (Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Úc) Frank Quinlan cho biết những thách thức này hết sức đa dạng:

 “Nó chỉ khẳng định lại một điều mà nhiều người trong chúng ta đã biết, đó là những người có nền tảng văn hóa và ngôn ngữ khác biệt hầu như không biết đến hoặc không tìm đến các dịch vụ hỗ trợ tâm thần mà họ không cảm thấy quen thuộc. Và tôi nghĩ rằng những trường hợp này thật sự đáng thất vọng”.

Quinlan cũng cho biết thêm:

 “Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người đến từ các nước không nói tiếng Anh không biết đến các dịch vụ hiện có dành cho họ.

“Nhưng với những người đã biết đến chúng thì tôi tin rằng họ có những nỗi băn khoăn, chẳng hạn như họ sở sẽ không có người phiên dịch tại chỗ.

“Đó rất có thể là một rào cản lớn để tiếp cận với các dịch vụ này. Tôi nghĩ rằng các rào cản đó có nhiều cấp độ khác nhau và cần phải được giải quyết để giúp họ vượt qua”.

Điều tra mới nhất của Cục Thống kê Úc đã mô tả việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần dựa trên nền tảng văn hóa của người dùng.

Trong năm 2011, chỉ có 6% những người di dân tìm kiếm sự hỗ trợ khi có các vấn đề về tâm thần. Con số này thấp hơn nhiều so với những người sinh ra ở Úc và nói tiếng Anh tại nhà.

Michelle Ducat từ Cục Thống kê cho biết sự khác biệt này khá rõ rệt.

“Những người sinh ra ở nước ngoài và nói một ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh ở nhà thì ít sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 15 đến 54 với tỷ lệ là 6%", Michelle Ducat.

“Trong khi đó, con số sử dụng dịch vụ này ở những người nói tiếng Anh tại nhà, dù có sinh ra ở nước ngoài hay không là 10%. Sự khác biệt như vậy là khá rõ ràng”.

Những số liệu này được đưa ra khi một nhà hoạt động vì sức khỏe tâm thần Patrick McGorry, người từng đạt danh hiệu người Úc của năm tấn công cả hai đảng lớn tại National Press Club.

Giáo sư McGorry kêu gọi cần có một tổng trưởng đảm trách sức khỏe tâm thần để giải quyết những vấn đề đang tồn tại:
“Chúng ta cần có một tổng trưởng chịu trách nhiệm về sức khỏe tâm thần" - Patrick McGorry.
“Chúng ta đã từng có Christopher Pyne và ông ấy đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Chúng ta cũng có Mark Butler, người đã hoàn thành tốt vai trò của ông dưới thời cựu thủ tướng Julia Gillard.

“Mọi việc tiến triển theo cách đó. Khi bộ trưởng y tế của chúng ta đã phải lo về vấn đề ổn định Medicare, các cuộc giải phẫu thẩm mỹ và có trời mới biết là còn gì nữa, thì sức khỏe tâm thần sẽ bị sao lãng”.

Ông cũng thúc giục chính phủ đưa sức khỏe tâm thần vào trong chương trình làm việc của thủ tướng:

“Việc này cần phải được đưa vào những nôi dung mà thủ tướng cần trực tiếp quan tâm, bất kể ai sẽ làm thủ tướng.

“Và Ủy ban Sức khỏe Tâm lý Quốc gia, vốn đã được thiết lập trong mối lien kết với thủ tướng và nội các, chứ không phải bộ Y tế, phải trở lại vấn đề này.

“Nó đã được chuyển lại cho bộ Y tế, nhưng nó thật sự cần được xem là vấn đề của toàn bộ chính phủ. Đó là sức khỏe tâm lý, chứ không chỉ là vấn đề sức khỏe thông thường”.

Giám đốc điều hành Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Úc Frank Quinlan hiện cũng đang làm việc cho chương trình Sức khỏe Tâm thần Đa văn hóa Úc. Đó là một chương trình được tài trợ bởi chính phủ liên bang nhằm tư vấn và giúp đỡ cho những người từ các nền văn hóa khác.

Nhưng chương trình này chỉ được tài trợ tạm thời. Quinlan cho biết họ cần những nguồn tài chính ổn định hơn:

“Đặt những chương trình như thế này trên một nền tảng vững chắc hơn sẽ tiến gần hơn đến việc phát triển những nguồn lực cần thiết cho tương lai nếu chúng ta thật sự muốn giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý của những người đến từ các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau”.

 


Share