Ngân sách 2016: Sẽ có nhiều thay đổi quan trọng trong giáo dục

Cô sinh viên Rochelle Elegado

Cô sinh viên Rochelle Elegado Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dự đoán chính phủ sẽ hạ thấp mức lương tối thiểu trước khi một sinh viên bắt đầu phải hoàn trả nợ vay lúc học đại học và nhiều thay đổi quan trọng khác về giáo dục trong Ngân sách 2016.


Chính phủ hy vọng sẽ hạ thấp mức lương tối thiểu trước khi một sinh viên bắt đầu phải hoàn trả nợ vay lúc học đại học, trong khi nghiệp đoàn đòi hỏi phải có một kiểu mẫu tốt hơn trong việc tài trợ học đường.

Cô Rochelle Elegado hiện học năm thứ hai về điều dưỡng và nghiên cứu quốc tế, trong hai bằng Cử Nhân kép, tại Đại học Kỹ thuật Sydney.

Cô cho biết việc học đã chiếm hết thời gian của cô và chỉ có thể làm việc một giờ mỗi tuần, trong khi cô sống chung với cha mẹ.

Học phí đại học tốn hơn 5 ngàn đô la, mỗi học kỳ 3 tháng.

Thế nhưng cô cho biết, hầu hết học phí đã được khoản vay mượn của sinh viên đài thọ, theo chương trình HECS-HELP.

“Tôi hài lòng với tình trạng hiện nay, khi học phí không phải trả ngay mà có thể trả sau nầy”.

“Nếu họ qui định khó khăn hơn, tôi nghĩ đó là chuyện tôi rất quan tâm”.

Được biết khoản vay mượn cho sinh viên chắc chắn sẽ không bị bãi bỏ trong bản ngân sách, thế nhưng chính phủ dường như sẽ thay đổi mức lương sau khi sinh viên tốt nghiệp để hoàn trả tiền vay nợ.

“Chúng ta không thể đáp ứng các nhu cầu mà không có tiền bạc, vì vậy chúng ta không tìm cách ném tiền vào đó một cách vô tội vạ, mà chúng ta phải biết nhu cầu đó như thế nào, đó là việc tài trợ để đáp ứng các nhạy cảm đã được xác định”. Tổng Thư Ký liên bang của Nghiệp đoàn Giáo dục Độc lập Úc châu, ông Chris Watt.

Khi các sinh viên tốt nghiệp đại học, họ phải kiếm được công việc với mức lương ít nhất là 54 ngàn đô la một năm, trước khi việc hoàn trả HECS bắt đầu.

Được biết mức nầy sẽ giảm xuống khoảng 40 ngàn đô la một năm, có nghĩa là các sinh viên tốt nghiệp sẽ phải lo lắng về số nợ của họ được hoà trả sớm hơn.

Cô Rochelle tin rằng, việc nầy có thể dẫn đến việc các sinh viên, có thể bỏ qua việc theo học ở cấp đại học.

“Không có nhiều người hiểu biết về học phí của họ, bởi vì họ nói, ‘ Ồ nó được trì hoãn việc trả nợ, và tôi sẽ nghĩ chuyện đó sau nầy’. Tôi nghĩ việc thay đổi sẽ khiến cho vấn đề học đại học kém hấp dẫn hơn đối với các sinh viên, hay những người có nhiều triễn vọng”.

Giáo sư Bruce Chapman là người đề ra hệ thống HECS vào cuối thập niên 1980.

Ông cho biết việc hạ thấp mức lương mà sinh viên bắt đầu phải hoàn trả khoản vay mượn vẫn có thể công bằng, nếu chính phủ thực hiện vài sự nhân nhượng.

“Quí vị vẫn có thể duy trì tính chất công bằng qua việc hạ thấp ngưỡng trả nợ, với điều kiện nó không nhiều lắm và cùng lúc quí vị cắt giảm mức độ của việc trả nợ, thì hệ thống vẫn có thể công bằng”.

“Vì vậy nếu quí vị chọn mức lương bắt đầu để trả nợ là 45 ngàn đô la, thì tôi nghĩ họ cũng cần cắt giảm mức độ trả nợ, tức là thay vì phải trả nợ với mức 4 phần trăm lương bỗng, thì nên giảm xuống còn 2 phần trăm”.

“Tôi nghĩ hậu quả đối với các sinh viên hay những người đã tốt nghiệp hiện trả nợ, sẽ rất nhỏ”.

Khoản tiền trong ngân sách cấp cho giáo dục là một lãnh vực được quan tâm đến trong bản ngân sách được trình ra vào thứ ba sắp tới.

Hồi năm rồi, chính phủ loan báo gia tăng ngân khoản đến 4 tỷ đô la trong 4 năm.

Tổng Thư Ký liên bang của Nghiệp đoàn Giáo dục Độc lập Úc châu, ông Chris Watt nói rằng số tiền sẽ đi vào việc cải tổ giáo dục, vốn được đề nghị trong bản phúc trình Gonski về việc tài trợ cho học đường.

“Bản ngân sách nầy thực sự cần làm tốt hơn bản ngân sách cũ, liên quan đến kế hoạch tương lai cho việc tài trợ học đường trong năm 2018 và 2019”.

“Không có việc chi tiền và không có kế hoạch chi cả”.

“Chúng ta không thể đáp ứng các nhu cầu mà không có tiền bạc, vì vậy chúng ta không tìm cách ném tiền vào đó một cách vô tội vạ, mà chúng ta phải biết nhu cầu đó như thế nào, đó là việc tài trợ để đáp ứng các nhạy cảm đã được xác định.


Share