Mái ấm gia đình: Bốn sát thủ dập tắt hạnh phúc hôn nhân?

Hôn nhân tuyệt vời là “hai người xa lạ tận hưởng sự khác biệt của nhau”.

Hôn nhân tuyệt vời là “hai người xa lạ tận hưởng sự khác biệt của nhau”. Source: Health coach Le Hai Yen

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Xem thường là một trong bốn thảm họa hôn nhân, dẫn đến việc ngoại tình. Đặc biệt với đàn ông, việc bị người vợ xem thường là điều tối kị. Họ dễ dàng tìm đến một người khác, xem họ là 'anh hùng', là 'cả thế giới'. Ba yếu tố còn lại là gì?


Bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng có lúc phải trải qua một cuộc khủng hoảng nào đó trong đời sống hôn nhân, khiến họ nhiều lúc cảm thấy thất vọng về nhau và mất niềm tin vào đời sống vợ chồng.

Cùng chuyên gia Lê Hải Yến, huấn luyện viên sức khoẻ, người sáng lập tổ chức , chuyên khai vấn về sức khoẻ và lối sống lành mạnh cho các gia đình trẻ tìm hiểu những điều bóp nghẹt hạnh phúc lứa đôi và định nghĩa của hôn nhân thảm họa.


Hôn nhân tuyệt vời

Có một yếu tố bất ngờ làm nên một cuộc hôn nhân tuyệt vời.

Theo một người dành cả đời để nghiên cứu về hôn nhân, tiến sĩ tâm lý học người Mỹ John Gottman, hôn nhân tuyệt vời là “hai người xa lạ tận hưởng sự khác biệt của nhau”.

Từ kinh nghiệm tham vấn với các khách hàng của mình, chuyên gia khai vấn Lê Hải Yến cho rằng định nghĩa đó vô cùng súc tích và chính xác.

“Chúng ta thường hay than phiền rằng tôi và anh ấy không có điểm chung gì hết, không có tiếng nói chung. Thật ra sự khác biệt là yếu tố diệu kỳ làm nên sự thú vị của mối quan hệ vợ chồng.

Sẽ thật vô lý khi đòi hỏi một con người có nền giáo dục khác chúng ta, sinh ra trong hoàn cảnh và điều kiện sống khác chúng ta lại phải giống ta như đúc”, Hải Yến chia sẻ với SBS.

Sự giống nhau cần thiết duy nhất ở cả hai vợ chồng là giá trị và chuẩn mực sống.

Khủng hoảng hôn nhân

Sự chán chường, thất vọng về nhau và mất niềm tin vào cuộc sống chung vợ chồng là những dấu hiệu cho thấy khủng hoảng hôn nhân đang diễn ra.

Thực tế, những giai đoạn khủng hoảng có khi đến rất sớm, chỉ sau một vài năm sau hôn phối. Có những cuộc khủng hoảng xảy ra nặng nề vào tuổi trung niên. Ngay cả đến những đôi vợ chồng đã bước vào giai đoạn làm ông bà nhưng vẫn có thể gặp khủng hoảng trầm trọng.
Chúng ta thường hay than phiền rằng tôi và anh ấy không có điểm chung gì hết, không có tiếng nói chung. Thật ra sự khác biệt là yếu tố diệu kỳ làm nên sự thú vị của mối quan hệ vợ chồng.
“Xung quanh chúng ta có rất nhiều cuộc hôn nhân chịu đựng và níu kéo. Một trong hai người ấm ức chịu đựng. Điều này có thể đi đến ly dị, hoặc họ vẫn chung sống với nhau trong ấm ức.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Gottman, hôn nhân thảm họa sẽ dẫn đến bệnh tật, suy giảm tuổi thọ, trí tuệ, mất trí nhớ cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những trường hợp này”.
Hãy tận hưởng sự khác biệt ở người bạn đời.
Hãy tận hưởng sự khác biệt ở người bạn đời. Source: Pexels
Bốn thảm họa dẫn tới hôn nhân tan vỡ

Chỉ trích

Những lời nói thiếu cảm thông và nhắm vào điểm yếu của đối phương có thể xé rách lòng tự trọng và mang lại những tổn thương khó chữa lành.

Anh làm thế này là sai. Anh là kẻ bất tài. Anh nhìn lại chồng người ta coi, người ta đem về cái này cái kia cho vợ con. Ông vô tích sự quá đi, làm cái gì cũng không xong!

Cô nhìn xem có ai làm vợ, làm mẹ giống cô không? Ở nhà có mấy việc cỏn con mà cũng không xong.

Công kích

Sự ngụy biện xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày của cuộc hôn nhân.

Anh có làm được không mà anh nói tôi?

Cô biết cái gì mà nói, cô thì giỏi hơn ai!

Sự công kích, chỉ trích giết chết đời sống vợ chồng.
Sự công kích, chỉ trích giết chết đời sống vợ chồng. Source: Pexels


Xem thường

Đây là một sai lầm dẫn đến việc ngoại tình. Khi chồng hoặc vợ so sánh mức lương của nhau, xem thường khi người bạn đời không kiếm tiền bằng mình, so sánh vợ hoặc chồng với người yêu cũ.

Đặc biệt với đàn ông, việc bị người vợ xem thường là điều tối kị. Họ dễ dàng tìm đến một người khác, xem họ là “anh hùng”, là “cả thế giới”.

Cô trước của tôi đâu có như vậy. Cô xấu như ma, tôi mà không cưới thì ai thèm cưới cô. Tôi mà không năn nỉ mẹ cưới cô thì giờ có ma mà rước.

Anh hậu đậu bất tài như vậy ném ra đường chó cũng không thèm.

Lời nói là vũ khí gây tổn thương lớn nhất trong đời sống hôn nhân.
Lời nói là vũ khí gây sát thương lớn nhất trong đời sống hôn nhân. Source: Pexels


Không quan tâm đến nhau

Trong hoàn cảnh này, họ ngó lơ nhau đi mà sống, hai vợ chồng chỉ như hai người sống cùng nhà. Trong những tình huống này, đứa con sẽ trở thành nạn nhân khi thiếu đi tình thương của cha mẹ.

Hai vợ chồng chung sống nhưng rạn vỡ và không còn tình cảm, ai muốn làm gì mặc kệ.

Chồng ngoại tình, nhưng người vợ vì sĩ diện gia đình mà không ly hôn

Anh làm gì kệ anh, miễn anh mang tiền về cho tôi là được.

Chuyên gia khai vấn Lê Hải Yến chia sẻ: “Cha mẹ chúng ta thời xưa, cái gì hư, họ sẽ cố gắng để sửa. Nhưng thời nay, cuộc sống vật chất quá dễ dàng, hư thì chúng ta dễ dàng quăng đi mọi thứ, rồi mua cái mới. Nhưng trước khi muốn quẳng một thứ gì, bạn hãy cho nó một cơ hội, hãy xem còn có thể sửa được không. Nếu không sửa được, thì hãy buông tay. Lúc đó đừng giận hờn, oán trách hay thù hận, mà hãy cho bản thân một cơ hội…”

Mời quý vị bấm vào audio để nghe chia sẻ của khách mời Lê Hải Yến về cách vượt qua bốn thảm hóa hôn nhân bằng các kỹ năng lắng nghe, khen ngợi - động viên nhau và trò chuyện tâm giao.

Chương trình 'Mái ấm gia đình' được phát thanh định kỳ vào mỗi tối thứ ba 8.30pm trên SBS Radio. Quý vị có thể đặt câu hỏi, chia sẻ câu chuyện của mình, SBS sẽ làm cầu nối để gửi đến các chuyên gia tham vấn. Danh tính của quý vị sẽ được bảo mật. Mọi thư từ xin gửi về .

Share