Luật sư Tú Lê được trao giải Người Úc gốc Á có ảnh hưởng nhất

Local lawyer Tu Le intended to nominate for the lower house seat of Fowler in Sydney's south west.

Local lawyer Tu Le intended to nominate for the lower house seat of Fowler in Sydney's south west. Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một lễ trao giải thưởng nhằm vinh danh hàng loạt người Úc gốc Á, do những đóng góp đáng kể của họ cho xã hội. Sự công nhận hy vọng sẽ giúp phá bỏ các rào cản mang tính hệ thống, gây bất lợi cho người Úc gốc Á trong việc giành được các vai trò lãnh đạo.


Một đêm trao giải công nhận sự đóng góp của người Úc gốc Á, đang tìm cách phá bỏ rào cản phân biệt chủng tộc.

"Trần tre" (hay "trần kính" là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là rào cản sự thăng tiến trong công việc) được sử dụng để mô tả sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc đưa đến việc hạn chế người Úc gốc Á, như nhà tổ chức chương trình Jieh-Yung Lo giải thích.

“Tương tự như trần kính đối với phụ nữ, trần tre là rào cản mà người Úc gốc Á đang phải đối mặt khi muốn vươn lên vị trí lãnh đạo trong các tổ chức và nơi làm việc của chúng ta, cũng như trong các ngành công nghiệp,” Jieh-Yung Lo nói.

Lễ trao giải được tổ chức vào tối thứ Ba, ghi nhận sự đóng góp của người Úc gốc Á trên một số lãnh vực, bao gồm vận động chính sách, văn hóa nghệ thuật, khoa học, thể thao và y học.

Người đứng đầu Giải thưởng của 40 Người Úc gốc Á dưới 40 tuổi, là luật sư Tú Lê người Úc gốc Việt.

Bà Lê hiện được biết đến nhiều nhất, vì đã khơi mào cuộc tranh luận về sự thiếu đa dạng văn hóa trong Quốc hội, sau vụ tranh cãi về quyết định của đảng Lao động trong việc xếp bà Kristina Kenneally vào một ghế Liên bang an toàn trước đây ở tây nam Sydney, nơi bà Lê hy vọng có thể ra tranh cử như một người địa phương.

Thật không may, bà Lê nói rằng kinh nghiệm của mình không phải là duy nhất, khi giải thích việc quan sát rào cản chủng tộc này hàng ngày trong công việc của bà, với tư cách là một luật sư cộng đồng phi lợi nhuận.

“Tôi thấy điều đó khá rõ ràng ở các khách hàng của chúng tôi, nơi khách hàng đa văn hóa của chúng tôi phải đối mặt với những rào cản lớn hơn, để có thể tiếp cận việc trợ giúp pháp lý".

"Những rào cản có hệ thống này thực sự ngăn họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết".

"Nó bắt đầu bằng ngôn ngữ, nhưng tôi nghĩ cũng có những phức tạp và phức tạp của hệ thống luật pháp, khiến họ không hiểu quyền hạn của họ, không thể tiếp cận nhiều dịch vụ chính thống và điều này khiến rất nhiều người dễ bị tổn thương và thiệt thòi”, Tú Lê.
Rồi khi lớn lên và trở thành ngôi sao làm việc trong lĩnh vực của mình, bạn bắt đầu nhận ra nhiều sự xảo quyệt khi làm việc trong các tổ chức và các rào cản mang tính hệ thống hơn.
Được biết bà Lê đã rất ngạc nhiên, khi biết mình là người được trao giải thưởng.

Vị luật sư 31 tuổi này đã từng làm việc tại một cơ quan pháp luật hỗ trợ các thân chủ về bạo lực tình dục trong gia đình, điều phối một dịch vụ luật cho những người lao động nhập cư bị bóc lột và là một huynh trưởng thanh niên Phật tử.

Bà nói rằng khía cạnh bổ ích nhất trong công việc là luôn mang lại tính cách đa dạng cho cộng đồng ở miền tây nam Sydney.

“Tôi nghĩ phần thưởng lớn nhất của công việc, thực sự là làm việc với nguồn lực hạn chế mà chúng tôi có, để bảo đảm rằng các dịch vụ của chúng tôi sẽ đi được một chặng đường dài và có thể giúp được nhiều người nhất".

"Tôi nghĩ khi thiếu nguồn lực, chúng tôi thực sự phải thực sự đổi mới và sáng tạo trong cách chúng tôi cung cấp dịch vụ của mình".

"Ngoài ra còn trong lãnh vực chúng tôi cung cấp các dịch vụ của cho cộng đồng, đồng thời thực sự có sự tin tưởng và mối quan hệ với các dịch vụ cộng đồng khác, để có thể cung cấp hỗ trợ toàn diện cho càng nhiều các thành viên dễ bị tổn thương, trong cộng đồng của chúng tôi”, Tú Lê nói.

Trong khi đó diễn viên kiêm nhà văn Michelle Law, được biết đến qua tác phẩm của cô trong loạt phim mini có tên là 'Homecoming Queens' và vở kịch ăn khách có tên 'Single Asian Female'.

Người nhận giải 32 tuổi này hy vọng, nghệ thuật có thể giúp giảm bớt sự phân biệt đối xử đối với người Úc gốc Á.

Cô cho biết, công việc là khám phá các chủ đề giao thoa về chủng tộc và giới tính, đồng thời hy vọng sự thể hiện này có thể truyền cảm hứng cho những người Úc gốc Á trẻ hơn.

“Điều đó quan trọng đối với tôi bởi vì bạn biết rằng, tôi chưa bao giờ thực sự có sự đại diện đó, khi lớn lên ở Úc".

"Tôi có thể có một hoặc hai nhân vật quan trọng mà tôi có thể xem xét, nhưng bạn biết chắc chắn rằng tôi đã có mặt nhiều trong lãnh vực của tôi dành cho giới trẻ Á châu, những người Úc sắp lên vị trí cao hơn, vì chỉ cần trang bị cho họ điều gì để họ có thể nói rằng, có lẽ tôi cũng sẽ làm được như vậy vào một ngày nào đó”, Michelle Law.

Lớn lên ở Úc không phải là một trải nghiệm dễ dàng đối với cô Law.

Cô đã phải đối mặt với những trải nghiệm của chính mình về phân biệt chủng tộc ngay từ khi cô còn có thể nhớ được và tiếp tục đối mặt với sự phân biệt đối xử trong ngành của mình.

“Tôi muốn nói, đó là một việc theo chu kỳ phải không?"

"Ý tôi là, tôi đã từng trải qua việc phân biệt chủng tộc công khai hay ngấm ngầm hơn, từ khi còn là một đứa trẻ".

"Ý tôi muốn nói là tôi sinh ra và lớn lên ở Úc".

"Vì vậy ví dụ từ khi tôi lớn lên, người ta ngồi trong xe và hét vô mặt bạn khi chạy qua, hoặc nói những điều như 'cút về nước mày đi'.

"Rồi khi lớn lên và trở thành một ngôi sao trong lãnh vực của mình, bạn bắt đầu nhận ra nhiều sự xảo quyệt khi làm việc trong các tổ chức và các rào cản mang tính hệ thống hơn”, Michelle Law.

Nhà tổ chức ông Jieh Yung-Lo hy vọng trao giải sẽ nâng cao nhận thức và giúp giới lãnh đạo sẽ sớm nắm bắt được đầy đủ hơn tiềm năng lãnh đạo của người Úc gốc Á.

Share