LHQ: Chính sách giải quyết coronavirus một mình là không hiệu quả

Novak Djokovic

Novak Djokovic Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chỉ trích việc thiếu phối hợp quốc tế trong việc đối phó nạn đại dịch và cảnh cáo rằng chính sách để cho dịch bệnh tự nhiên xảy ra mà nhiều nước thi hành sẽ không đánh bại được COVID-19. Việc nầy diễn ra khi một số nơi trên thế giới ghi nhận những con số kỷ lục lây nhiễm mới sau khi các hạn chế được nới lỏng.


Liên Hiệp Quốc lập lại lời kêu gọi từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, đến các quốc gia hãy cùng nhau đánh bại COVID-19.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres nói rằng, cần có một đường lối phối hợp chứ không phải chỉ đối phó với các hậu quả về y tế của cơn đại dịch, mà còn đối phó với các mặt về chính trị, kinh tế và xã hội nữa.

“Những gì chúng ta cần làm là vận động các quốc gia đó hiểu rằng, hành động trong cô độc là họ tạo nên một tình trạng vượt ra ngoài vòng kiểm soát".

"Chúng ta có những đợt lây nhiễm bắt đầu tại Trung Quốc, chuyển sang Âu Châu, đến Bắc Mỹ. Nay nó xuống Nam Mỹ, rồi đến Phi Châu, tới Ấn Độ".

"Một số người nói rằng, một đợt thứ hai có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào và hiện hoàn toàn thiếu sót sự phối hợp trong số các quốc gia, để đối phó với COVID-19”, Antonio Guiterres.

Lời bình luận nầy được đưa ra khi chuyên gia cao cấp về các bệnh lây nhiễm của Hoa Kỳ cảnh cáo rằng, trong vòng vài tuần lễ nữa sẽ là thời gian rất quan trọng trong việc chống lại một đợt gia tăng các trường hợp, sẽ diễn ra tại miền Nam và phía tây nước Mỹ.

Tiến sĩ Anthony Fauci nói rằng trong khi tình hình được cải thiện tại một số khu vực ở Mỹ, thì quan ngại sâu xa về các trường hợp lây nhiễm cộng đồng ngày càng gia tăng tại Florida, Texas và Arizona.

“Nếu nhìn lại việc chúng ta bị lây nhiễm như thế nào, thì chúng ta thấy đã bị tác hại một cách tệ hại".

"Tôi muốn nói là bất cứ ai nhìn vào các con số, thì chúng ta hiện vượt quá 120 ngàn người chết và có đến 2 triệu rưỡi ca nhiễm bệnh, vì vậy đó lả một tình trạng nghiêm trọng".

"Trong một số lãnh vực, chúng ta đã làm rất tốt, chẳng hạn như ngay lúc này, khu vực đô thị Nữu Ước bị ảnh hưởng nặng nề, thế nhưng đã hành động rất tốt để giảm bớt các ca nhiễm và dùng những hướng dẫn mà chúng tôi đã tập hợp cẩn thận, để từng bước mở cửa lại thành phố và tiểu bang".

"Tuy nhiên trong các khu vực trên cả nước, chúng ta chứng kiến mức độ lây nhiễm gia tăng đáng ngại”, Anthony Fauci.

Tại Brazil, một thẩm phán liên bang ra lệnh cho Tổng Thống Jair Bolsonaro phải mang khẩu trang khi ra nơi công cộng ở thủ đô, nếu không sẽ bị phạt.

Được biết vị Tổng Thống theo chủ trương cực hữu đã bị chỉ trích vì xem thường các rủi ro của COVID-19, bất chấp các trường hợp lây nhiễm và tử vong tại nước này đứng hàng thứ hai trên thế giới.

Thế nhưng thẩm phán Renato Borelli nói rằng, ông Bolsonaro không thể đứng trên luật pháp thuộc quận hạt liên bang và sẽ bị phạt khoảng 560 Úc kim mỗi ngày, nếu ông này không tuân thủ lệnh trên.

Tại Đức, một quận hạt ở phía tây nước này trở thành khu vực đầu tiên ở Đức phải tái lập việc phong tỏa, sau khi các hạn chế dần dần được dở bỏ gần 2 tháng trước.

Việc tái lập các hạn chế đi lại của 360 ngàn cư dân tại quận Guetersloh diễn ra, sau khi có ít nhất 1 ngàn công nhân tại một nhà máy biến chế thịt bị lây nhiễm với COVID-19.
"Vì vậy chúng tôi thi hành các biện pháp như giãn cách xã hội, không có khán giả và những chuyện tại các sự kiện thể thao để giới hạn mức độ rủi ro, đó là chuyện giảm mức nguy hiểm càng nhiều càng tốt”, Andy Murray.
Trong khi đó, Thủ Tướng Anh Boris Johnson lưu ý mọi người hành động có trách nhiệm khi các giới hạn về coronavirus được dở bỏ tại nước Anh vào tháng tới.

Các viện bảo tàng, quán rượu, nhà hàng và khách sạn được phép mở cửa lại từ ngày 4 tháng 7, với điều kiện bảo đảm được COVID-19.

Các qui luật về giữ khoảng cách sẽ được nới lỏng, mọi người chỉ cách nhau 1 mét thay vì 2 mét như trước đây, cũng như họ thi hành các biện pháp khác nhằm giảm bớt việc lây nhiễm của vi rút, như mang khẩu trang tại những nơi trong nhà.

Ông Johnson nói rằng, trong khi chính phủ hiện tìm ra đường lối để cho phép các hoạt động có tính cách rủi ro hơn, như chơi cricket hay đi xem hát, thì các biện pháp phong tỏa có thể cần thiết để tái lập nếu một đợt bùng phát thứ hai diễn ra.

“Tôi nghĩ mọi người cần đi ra ngoài, cần vui hưởng và khám phá mọi thứ mà họ không thể làm được trong một thời gian dài".

"Tôi cũng muốn thấy những cái khác thường, các hoạt động thường nhật, thế nhưng rõ ràng là tôi cũng muốn thấy mọi người nên cẩn trọng, cảnh giác và theo dõi các hướng dẫn”, Boris Johnson.

Một tin tức nổi bật trong thế giới quần vợt, Novak Djokovic trở thành tay vợt nổi tiếng thứ tư trong chuyến thi đấu tại vùng Balkans, đã thử nghiệm dương tính với COVID-19.

Trước đó Grigor Dimitrov, Borna Coris và Viktor Troicki đã bị xét dương tính, sau khi tranh tài tại Serbia và Croatia.

Djokovic đã xin lỗi đối với những người bị lây nhiễm coronavirus trong giải thi đấu và nói rằng nhà tổ chức tin rằng giải này hội đủ các tiêu chuẩn về y tế.

Thế nhưng cựu tuyển thủ số 1 thế giới là Andy Murray nói rằng với những rủi ro như vậy, việc tranh tài không nên tiến hành chút nào.

“Tôi không nghĩ đó là một điều tốt cho tennis, như tôi đã nói, việc lây nhiễm dương tính có thể diễn ra từ những chuyện như thế nầy".

"Chúng ta hãy chắc chắn chờ đợi mọi chuyện cho đến khi an toàn để làm".

"Vì vậy chúng tôi thi hành các biện pháp như giãn cách xã hội, không có khán giả và những chuyện tại các sự kiện thể thao để giới hạn mức độ rủi ro, đó là chuyện giảm mức nguy hiểm càng nhiều càng tốt”, Andy Murray.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share