Lần tuyệt thực này của Trần Huỳnh Duy Thức xấu hơn những lần trước

Trần Huỳnh Duy Thức

Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức tin rằng ông hội đủ điều kiện để được trả tự do từ đầu năm 2018 theo Bộ luật Hình sự 2015. Source: Tran Family

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ông Trần Huỳnh Duy Thức dặn dò gia đình phải tính đến trường hợp xấu nhất và nhờ gia đình nhắn nhủ đến mọi người:"Hãy tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng." Tiếng kêu của ông đưa ra giữa lúc cộng đồng đang phân hoá cao độ qua cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Gia đình và giới đấu tranh nói gì về lần tuyệt thực này của ông Thức?


Bản án 16 năm tù nhà cầm quyền dành cho ông Trần huỳnh Duy Thức đã đi đến năm thứ 11.

Từ môt doanh nhân thành đạt với công ty One Connection đột phá về internet trong khu vực, ông Trần Huỳnh Duy Thức bị chính quyền bắt giam và kết án theo điều 79 về tội "Âm mưu lật đổ chính quyền" vì những bài blog của ông phân tích về những bât cập của luật pháp và nêu lên khẩu hiệu "Thượng tôn pháp luật".

Trong thời gian ở tù, ông nhiều lần tuyệt thực phản đối chính quyền muốn trục xuất ông đi nước ngoài vì theo ông "Tôi ở lại để phục vụ đất nước tôi".

Ông từ chối ra đi và từ chối nhận tội để được ra sớm cũng là đòi hỏi chính quyền thượng tôn pháp luật do chính họ đề ra.
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực ngày 1/01/2018 có một điều khoản quan trọng vô hiệu hóa bản án của anh Trần Huỳnh Duy Thức. 

Điều 7 của Bộ luật Bộ luật Hình sự 2015 là về “Nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội”.

Nguyên tắc này được khẳng định và cụ thể hóa tại các ba Nghị quyết số 109/2015, Nghị quyết số 144/2016 và Nghị quyết số 41/2017 của Quốc hội.

Cùng với Điều 7 thì Khoản 3 của Điều 109 của BLHS 2015 thì hành vi của ông Thức chỉ dừng lại ở hành động “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt tối đa là 5 năm. 

Chính quyền Việt nam đã không tuân thủ theo luật pháp do chính họ đề ra. Họ vẫn nhốt ông.
Vào ngày 30/11/2020 gia đình đã có buổi thăm gặp ông Trần Huỳnh Duy Thức, thì được biết ông đã tuyệt thực được 7 ngày đang trong tình trạng rất kém so với những lần tuyệt thực trước. 

Ông Trần Huỳnh Duy Thức dặn dò gia đình phải tính đến trường hợp xấu nhất và nhờ gia đình gửi lời nhắn nhủ đến mọi người:"Hãy tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng."
"Xin lỗi ba, cả nhà và mọi người. Tôi xin lỗi vì đã không đi được đến thành công với các bạn, hãy tiếp tục con đường khai sáng cho dân tộc và cho nhân loại, các cuộc đấu tranh cần hướng đến thượng tôn Quyền Con Người, hãy tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng trong năm nay và năm sau. Cảm ơn mọi người, tôi sẽ luôn nhớ theo các bạn.” Trần Huỳnh Duy Thức (30/11/2020)
Đã có những ý kiến khác nhau về việc tuyệt thực lần này của ông Thức trong bối cảnh hiện nay.

Grace Bùi công dân Mỹ gốc Việt và là một nhà hoạt động xã hội tích cực cho nhân quyền và dân chủ sống tại Thái Lan cho biết các tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ việc tù nhân tuyệt thực và nếu họ có lên tiếng chỉ là nhân đạo.

Dù vậy thì theo cô, việc tuyệt thực của các nhà đấu tranh ở trong tù nên được nhìn như một cơ hội để mọi người lên tiếng vì quyền được lên tiếng của chính họ.

Luật sư Trịnh Hữu Long đồng sáng lập tờ Luật Khoa Tạp Chí với Phạm Đoan Trang và là chủ biên duy nhất của tời này nói rằng hình thức tuyệt thực của người đấu tranh ở trong tù chỉ hiệu quả khi bên ngoài có một nhóm tích cực hỗ trợ.

Tuy nhiên trong tình hình hiện tại thì tình hình trong nước lẫn quốc tế đều không thuận lợi cho ông Thức.

Kỹ sư Nguyễn Đại sống tại Sài Gòn, một người có hơn 10 năm tham gia vào các phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Vào năm 2016 khi ông Trần huỳnh Duy Thức tuyên bố tuyệt thực đến chết phản đối nhà cầm quyền buộc ông ra nước ngoài thì kỹ Sư Nguyễn Đại là một trong những người phát động phong tào đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức. 

Theo ông Nguyễn Đại thì lần tuyệt thực lần này của ông Thức còn nguy hiểm hơn lần trước, tuy nhiên mức độ tiếp nhận của công chúng so với lần trước thì giảm hơn rất nhiều do sự chia rẻ trong chính những người đấu tranh qua cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.
Bà Đặng Bích Phương hoạt nhà động tại Hà Nội cũng có trên 10 năm tham gia xuống đường và lên tiếng cho biết có thể ông Trần Huỳnh Duy Thức có những nhận định riêng của mình khi chọn con đường tuyệt thực để đấu tranh.

Theo gia đình ông trần Huỳnh Duy Thức thì mục tiêu cũng như ý chí của ông đã được xác định ngay từ khi ông bước chân vào nhà tù

Tuy nhiên theo bà Đặng Bích Phương thì chính quyền sẽ không chùng bước trước việc ông thức tuyệt thực, còn công chúng thì quá bất lực để lên tiếng bảo vệ hay ủng hộ ông.

Bà Phượng ủng hộ việc ông giữ lại sức khỏe và mạng sống của mình để tiếp tục đồng hành cùng người Việt Nam cho mục tiêu chung.

Cô Grace Bùi thì không tin rằng chính quyền sẽ để cho tù nhân tuyệt thực đến chết, vì điều đó sẽ ảnh hưởng xấu lên hinh ảnh của họ.

Việc tuyệt thực theo cô trong tình hình trong và ngoài nước như hiện nay không đem lại nhiều kết quả tuy nhiên cũng tạo ra một ảnh hưởng nhỏ nhất định. 

Theo Luật sư Trịnh Hữu Long, không ai có quyền gì trách cứ ông Trần Huỳnh Duy Thức cho dù ông có ông nhượng bộ xin ân xá để ra nước ngoài. 

Bà Trần Diệu Liên Chị gái ông Thức  cho biết ngoài lời nhắn nhủ đến mọi người :"Hãy tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng," Ông Thức bày tỏ niềm tin vào sự đấu tranh của người dân Việt nam mà theo ông thì chính nội lực của người Việt nam để thay đổi số phận dân tộc mình.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share