Lần đầu tiên chính trị gia Lao động rời khỏi hàng ngũ đảng mình tại Thượng viện kể từ những năm 1980

Labor Senator Fatima Payman crosses the floor to a motion moved by the Australian Greens to recognise the State of Palestine.

Fatima Payman defied party rules to vote in favour of a motion to recognise Palestinian statehood. Source: AAP / AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lần đầu tiên kể từ những năm 1980, một chính trị gia thuộc đảng Lao động vượt qua hàng ghế của đảng mình, tại tòa nhà Quốc hội. Thượng nghị sĩ Fatima Payman đã bất chấp các quy định của đảng, để bỏ phiếu ủng hộ kiến nghị công nhận tư cách nhà nước của Palestine.


Đó là một thủ tục thường lệ tại Thượng viện.

"Hãy nói Đồng ý – aye, hay Chống lại -no. Tôi tin rằng những người nói không chiến thắng, yêu cầu rung chuông trong một phút”.

Thủ tục nói trên được xem như bình thường.

Nó chỉ đặc biệt khi một chính trị gia đảng Lao động rời bỏ hàng ngũ của đảng mình, để bỏ phiếu ủng hộ đề nghị của Đảng Xanh, do Thượng nghị sĩ Mehreen Faruqi giới thiệu.

"Tôi đã đề xuất kiến nghị của Đảng Xanh rằng, theo quan điểm của Thượng viện thì những vấn đề sau đây là vấn đề cấp bách, đó là sự cần thiết của việc Thượng viện công nhận nhà nước Palestine”, Mehreen Faruqi .

Được biết Thượng nghị sĩ Tây Úc Fatima Payman đã phá vỡ hàng ngũ đảng phái, tham gia cùng Đảng Xanh và Thượng nghị sĩ Độc lập David Pocock, trong cuộc bỏ phiếu.

Lao động đã cố gắng sửa đổi kiến nghị để phản ánh quan điểm của đảng, nhưng cuối cùng đã bỏ phiếu chống lại nó cùng với Liên đảng.

Bà Payman nói rằng, đó là một điều đầy thử thách.

"Quyết định bỏ hàng ngũ tại Thượng viện của tôi, là quyết định khó khăn nhất mà tôi phải thực hiện, mặc dù mỗi bước tôi đi dài như một dặm, tôi biết tôi không tự mình bước đi và tôi biết, tôi đã không đi một mình".

"Tôi đã đi cùng những người Tây Úc, những người đã chặn tôi trên đường phố và bảo tôi đừng bỏ cuộc".

"Tôi đã đi cùng với các thành viên Đảng Lao động đã nói với tôi rằng, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa”, Fatima Payman.

Theo quy định của đảng, các dân biểu và Thượng nghị sĩ có nguy cơ bị trục xuất, nếu họ bỏ phiếu chống lại chính sách của Đảng Lao động, trong trường hợp này ủng hộ một nhà nước Palestine, nhưng là một phần của tiến trình hòa bình hướng tới giải pháp hai nhà nước.

Và điều đó không xảy ra thường xuyên, Thượng nghị sĩ Payman là chính trị gia đảng Lao động đầu tiên bước ra khỏi hàng ngũ, kể từ năm 1986.

Bà nói rằng, tương lai của bà phụ thuộc vào đảng Lao động.

"Đó là đặc quyền của đảng Lao động, tôi tin rằng tôi đã giữ vững đặc tính của đảng và kêu gọi cương lĩnh của đảng như thế nào”, Fatima Payman.

Trong khi đó Phó Thủ tướng Richard Marles cho biết, bà Payman vẫn có một vị trí trong đảng.

"Hãy nhìn xem, không có lệnh trừng phạt bắt buộc nào trong trường hợp này và nó thực sự không phải là chưa từng có".

"Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này một cách chín chắn và cách chúng tôi được hướng dẫn về cách chúng tôi xử lý nó, thực sự là về cách chúng tôi đã giải quyết vấn đề gắn kết xã hội trong đất nước này, kể từ ngày 7 tháng 10".

"Chúng tôi muốn gắn kết người Úc lại với nhau và chúng tôi muốn người Úc thấy một chính phủ đang thực hiện điều đó".

"Chúng tôi không làm điều đó bằng cách trục xuất mọi người, vì họ có quan điểm đặc biệt về vấn đề này”, Richard Marles.
Hôm nay tôi đã đưa ra một quyết định khiến ông ấy tự hào và khiến tất cả mọi người đều tự hào khi đứng về phía con người,
Fatima Payman
Còn Phó lãnh đạo Đảng Tự do là bà Sussan Ley cho rằng, hành động này cho thấy sự thất bại trong khả năng lãnh đạo của Thủ tướng.

"Thử thách lớn đêm qua đối với khả năng lãnh đạo của Thủ tướng, khi chúng tôi có các Thượng nghị sĩ đảng Lao động ở cả hai phía tranh luận tại Thượng viện".

"Khả năng lãnh đạo cua ông ta yếu quá và kể từ ngày 7 tháng 10, đó là những gì chúng tôi đã có được Thủ tướng nhìn nhận về vấn đề quan trọng này”, Sussan Ley.

Bà kêu gọi, làm rõ quan điểm của Đảng Lao động.

"Quan điểm của Đảng Lao động là gì?".

"Họ đã đơn phương thay đổi lập trường lưỡng đảng trước đây. để có giải pháp hai nhà nước phải không?".

"Thượng nghị sĩ Payman đã vượt hàng ngũ của mình, phá vỡ tình đoàn kết cuả đảng".

"Đó là đèn xanh cho bất kỳ thành viên đảng Lao động hay Thượng nghị sĩ nào rằng, nếu họ cảm thấy đủ mạnh mẽ về điều gì đó, nếu lương tâm của họ mách bảo đủ mạnh về điều gì đó, họ cũng có thể ra khỏi hàng ngũ của đảng mình”, Sussan Ley.

Theo quy định của Đảng Tự do, những người ngồi hàng ghế sau được phép bỏ phiếu ngược lại đường lối của đảng, khi rời khỏi hàng ngũ của đảng mình.

Còn Thượng nghị sĩ đảng Lao động Anthony Chisholm nói rằng, quan điểm của đảng là ủng hộ giải pháp hai nhà nước.

"Chúng tôi biết rằng cách duy nhất để phá vỡ chu kỳ bạo lực, cách duy nhất để điều chỉnh một nền hòa bình lâu dài, là thông qua một tiến trình hòa bình dẫn đến giải pháp hai nhà nước".

"Một nhà nước Palestine và Nhà nước Israel, cùng chung sống trong hòa bình và an ninh trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận”, Anthony Chisholm.

Đây không phải là lần đầu tiên Thượng nghị sĩ Payman công khai phản đối chính sách của Đảng Lao động, hồi tháng trước bà cáo buộc Israel 'diệt chủng' và đưa ra lời chỉ trích ngầm đối với Thủ tướng.

Bà cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ những gì bà tin là đúng.

"Tôi không được bầu làm đại diện tượng trưng cho sự đa dạng".

"Tôi được bầu để phục vụ người dân Tây Úc và đề cao những giá trị mà người cha quá cố của tôi đã truyền cho tôi".

"Hôm nay tôi đã đưa ra một quyết định khiến ông ấy tự hào và khiến tất cả mọi người đều tự hào khi đứng về phía con người”, Fatima Payman.

Share