Lao Động ủng hộ việc treo cờ Thổ dân quanh năm trên cầu cảng Sydney

NSW opposition leader Luke Foley and Kamilaroi woman Cheree Toka

NSW opposition leader Luke Foley and Kamilaroi woman Cheree Toka Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Được biết đảng Lao động của tiểu bang hiện ủng hộ một chiến dịch tranh đấu trên mạng nhằm vận động cho lá cờ Thổ dân được bay quanh năm và đã thu hút được hàng ngàn chữ ký.


Đảng Lao động New South Wales đã ủng hộ một chiến dịch trên mạng của một phụ nữ thuộc bộ tộc Kamilaroi là bà Cheree Toka, nhằm vận động cho lá cờ Thổ dân được tung bay trên cầu Habour ở vịnh Sydney quanh năm, thay vì chỉ có 15 ngày một năm mà thôi.

Chiến dịch nhằm thay đổi hệ thống hiện tại, đã thu hút được khoảng 75 ngàn chữ ký.

Lãnh tụ đối lập New South Wales Luke Foley nói rằng cờ Thổ dân cũng là cờ Úc và nên được tung bay cùngvới quốc kỳ Úc và lá cờ tiểu bang trên cầu cảng Sydney, vốn là một địa danh dễ nhận ra nhất.

"Đối với lá cờ Thổ dân được tung bay là một biểu tượng của sự đoàn kết, khi Cathy Freeman thắng kỷ lục tại Thế vận Hội năm 2000 và cô đã hãnh diện phất quốc kỳ Úc và lá cờ Thổ dân. Đây là một hành động thống nhất và cần thêm một bước nhỏ nữa, thế nhưng đó là một bước đáng kể  trên con đường chúng ta cùng song hành, đó là con đường hòa giải".

Bà Toka đã gặp gỡ ông Foley hồi đầu tuần nầy cũng muốn thảo luận vấn đề với Thủ hiến thuộc đảng Tự do là bà Gladys Berejiklian, thế nhưng 4 lần yêu cầu được gặp mặt đều bị từ chối.

Bà mô tả chiến dịch chỉ là một bước tiến đơn giản, trong việc nhìn nhận lịch sử của người Thổ dân Úc.

"Ý tưởng đó phần lớn xảy ra khi lái xe qua cầu thường xuyên và không thấy lá cờ Thổ dân bay thường trực, mà chỉ được treo 15 lần trong năm mà thôi".

"Lá cờ được hạ xuống sau những dịp như vậy và chuyện đó quả làm xé lòng tôi. Đây là chuyện không công bằng, vì nếu nó được treo tốt đẹp trong 15 ngày một năm thì tại sao chúng ta lại hạ nó xuống?" Đ

"iều quan trọng là là có 75 ngàn người ủng hộ chuyện treo cờ vĩnh viễn. Việc đó là một biểu tượng cho tình cảm thuộc về một phần trong lịch sử chúng ta, một phần của nền văn hóa khi chúng ta xác định với lá cờ đó"

"Mọi người ở khắp nơi đến Úc đều viếng thăm cầu cảng và không thấy cờ Thổ dân ở đâu cả, trong khi chính phủ nói rằng họ ủng hộ nền văn hóa Thổ dân, vậy thực sự là chuyện gì xảy ra?", Cheree Toka.
"Tôi muốn nói rằng chắc chắn quả là xinh đẹp khi lá cờ bay trên đó, thế nhưng chuyện gì thực sự xảy ra chứ?", Jacinta Price.
Lời loan báo của ông Foley thu hút nhiều chỉ trích gay gắt  từ phát thanh viên Alan Jones, khi ông nầy cho rằng nhà lãnh đạo Lao động bắt đầu một ngõ cụt trong sự nghiệp chính trị của mình, qua hứa hẹn cho lá cờ Thổ dân tung bay vĩnh viễn.

Trong một lần tranh cãi sôi nổi trên đài phát thanh 2GB, ông Jones hỏi ông Foley hiện đại diện cho ai.

Ông Foley giải thích là lá cờ Thổ dân đã bay trên nhiều trường học và các công sở.

"Tôi không cần biết lá cờ bay ở đâu, Luke, tôi không cần biết chuyện đó. Anh là người có thể thay thế Thủ hiến mà anh lại cho quốc kỳ và lá cờ Thổ dân ngang nhau, đó là một việc hết sức chia rẽ mà tôi nghe được từ một vị lãnh tụ chính trị về một chuyện như vậy".

Nhóm đại diện cho người Thổ dân đông đảo nhất ở miền tây tiểu bang, có tên là Hiệp hội vùng Murdi Paaki cho biết, hành động nầy bắt đầu một cuộc đối thoại xây dựng về vấn đề hòa giải.

Thế nhưng nghị viên thuộc hội đồng địa phương ở Alice Prings là bà Jacinta Price chỉ trích ý kiến nói trên.

Bà Price cho đài 2GB biết rằng, việc treo lá cờ trên cầu cảng Sydney quanh năm, dường như không cải thiện được cuộc sống của người Thổ dân Úc và mô tả đây chỉ là một hành động có tính cách biểu tượng của ông Foley mà thôi.

"Tôi nghĩ chuyện nầy hướng đến một đường lối dễ dàng trong việc tìm cách thay đổi hoàn cảnh của những người Thổ dân".

"Một lần nữa chuyện đó luôn luôn là việc đẩy mạnh các hành động mang tính biểu tượng mà thực sự không có hiệu quả nào trong cuộc sống hàng ngày của người Thổ dân".

"Tôi muốn nói rằng chắc chắn quả là xinh đẹp khi lá cờ bay trên đó, thế nhưng chuyện gì thực sự xảy ra chứ?", Jacinta Price.

Lá cờ Thổ dân được nhìn nhận với ba màu đỏ, vàng và đen hiện bay trên cầu Harbour trong tuần lễ Naidoc, tuần lễ Hòa giải và ngày Australia Day.

Đảng Lao động tiểu bang cũng hứa hẹn sẽ thiết lập một hòa ước nhìn nhận Thổ quyền truyền thống của người Thổ dân trong tiểu bang, trong khi thấu hiểu những sai lầm trong quá khứ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share