Kỹ nghệ chăn nuôi mục súc tự đặt mục tiêu thải khí bằng không

Stuart Austin runs Wilmot Cattle, a beef farming company that spans three properties across north-west NSW.

Stuart Austin runs Wilmot Cattle Co, a beef farming company that spans three properties across northwest NSW. Source: Lucy Murray/SBS News

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hôm qua chính phủ Scott Morrison xác nhận, nước Úc sẽ không ủng hộ một lời hứa là sẽ cắt giảm 30 phần trăm khí thải mê tan trong một thập niên tới. Thế nhưng ngành chăn nuôi mục súc đã đặt mục tiêu cho riêng mình, khi nhắm vào việc thải khí bằng không vào năm 2030. Trên khắp nước Úc, các nông gia và những nhà khoa học hiện tiến hành các giải pháp sáng tạo mới, với hy vọng sẽ biến cho kỹ nghệ thịt đỏ bền vững với môi trường.


Cũng giống như nhiều nông gia khác, ông Stuart Austin đều biết rõ hậu quả của tình trạng nóng ấm toàn cầu.

Thực vậy, ông cho biết hiện phải sống với nó.

Hồi năm 2019, sau khi nạn hạn hán kéo dài 2 năm thì trận bão lửa do cháy rừng đã tàn phá nông trại của ông.

“Tại nơi nầy bên ngoài vùng Ebor thuộc phía bắc New South Wales, nạn cháy rừng đã hiện diện trong 100 năm qua".

'Rồi đến tháng chạp 2019, hơn phân nửa trang trại nầy đã chìm trong ngọn lửa khủng khiếp".

"Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh trong việc nhìn nhận rằng khí hậu hiện thay đổi đáng kể và chúng ta cảm nhận đầy đủ hậu quả của nó”, Stuart Austin.

Được biết ông điều hành công ty sản xuất thịt bò Wilmot Cattle , gồm 3 cơ sở dọc theo vùng tây bắc New South Wales.

Trong khi đó các nhà khoa học từ lâu đã cảnh cáo về kỹ nghệ chăn nuôi gia súc khiến cho hành tinh nầy gặp nhiều nguy cơ, thế nhưng người cha có 3 con hiện hy vọng trở thành một phần trong giải pháp về khí hậu.

Trong những năm qua, ông đã biến đổi việc chăn nuôi cuả mình và cho biết kết quả là nông trại cuả ông trở thành một trang trại gia súc có ít mức thải khí.

“Chúng tôi thực sự đang nhốt carbon trong đất gấp bốn hoặc năm lần, so với lượng carbon thải ra từ động vật của mình", Stuart Austin.

Được biết việc nhốt thán khí bao gồm việc lấy carbon ra khỏi không khí và tồn trữ vào trong lòng đất.

Khí carbon do đất đai bốc lên được theo dõi hàng năm tại cùng các địa điểm từ năm 2012, khi mức độ đo được là 2,3 phần trăm, do hệ thống chăn nuôi gia súc được hoàn thành tại mỗi nông trại.

Hệ thống chăn nuôi của ông Austin liên quan đến việc chăm sóc cho một số lượng nhỏ mục súc thường xuyên di chuyển trong một hệ thống đồng cỏ, trong đó có thời gian khá dài để các đồng cỏ được nghỉ ngơi.

Ông cho biết, hệ thống tích trữ nước ở cơ sở hạ tầng, đường dây điện có thể di chuyển và các loại cây làm thức ăn gia súc cho nhiều loài, cũng như đồng cỏ lâu năm cung cấp lớp phủ mặt đất quanh năm và mang lại mức tăng trọng ổn định 1 ký lô gram mỗi ngày cho gia súc.

“Chẳng hạn đối với một cái cây phải mất nhiều thời gian để lớn lên, nó hấp thụ carbon trong không khí".

"Qua thời gian, chúng ta có thể làm điều đó nhanh hơn rất nhiều với cỏ".

"Nếu quí vị nghĩ về đồng cỏ trên khắp nước Úc, chúng ta có một cơ hội lớn ở đó thông qua việc chăn nuôi và thay đổi cảnh quan đó".

'Hãy tiếp tục khởi động lại quá trình quang hợp và tiếp tục bơm nhiều đường và nhiều carbon hơn vào đất, về căn bản là nhốt nhiều carbon trong đất trên khắp nước Úc”, Stuart Austin.

Việc nầy được ca ngợi là một cách để giúp đối phó với biển đổi khí hậu trong một ngành chịu sự giám sát ngày càng gia tăng.

Được biết gần phân nửa khí mê tan thải ra hàng năm ở Úc xuất phát từ nông nghiệp, đại đa số là do ngành chăn nuôi mục súc.

Thế nhưng Giám đốc Công ty Thịt và Gia súc Úc Châu là ông Jason Strong cho rằng, việc thu hạch thịt đỏ có thể là chuyện bền vững với môi trường.

“Đó là việc đầu tư vào những thứ như thức ăn phụ gia chăn nuôi, vấn đề di truyền học và những chuyện như đồng cỏ và thức ăn gia súc, cũng như tất cả thứ đó tương tác trong việc giảm lượng khí thải, thế nhưng sau đó cũng thu giữ carbon đã có trong hệ thống”, Jason Strong.

Vào năm 2017, ngành nầy đề ra mục tiêu đầy tham vọng để trở thành Phi Thải Khí vào năm 2030, có nghĩa là chấm dứt các thập niên sản xuất thịt bò, cừu và dê không còn gây ra hiệu ứng nhà kính và không còn phát thải vào không khí.

Giáo sư Lesley Hughes thuộc Hội đồng Khí hậu cho biết, mục tiêu đó hết sức thử thách để đạt được.

“Với tầm quan trọng của xuất cảng gia súc đối với nền kinh tế Úc và thực tế là bò và cừu thải ra nhiều khí mê tan, chất thải của chúng và việc dọn sạch đất để sản xuất thịt bò cũng góp phần vào việc phát thải".

"Đó là một nhiệm vụ đặc biệt thách thức đối với ngành đó, để đạt được số không”, Lesley Hughes.
"Có 1,5 tỷ con bò trên hành tinh và tôi sẽ cho chúng ăn rong biển trong thời gian một năm hoặc hai năm nữa”, Adam Main.
Thế nhưng ngành nầy nhấn mạnh rằng họ đạt được nhiều tiến bộ, khi việc sản xuất thịt đỏ chịu trách nhiệm trong việc sản sinh khoảng 10 phần trăm thán khí, tức là giảm xuống từ 21 phần trăm hồi năm 2005.

Ngoài ra còn nhiều hứa hẹn khác trong tương lai.

Tiến sĩ Michael Battaglia là giám đốc nghiên cứu về tính chất bền vững tại tổ chức khoa học Úc Châu CSIRO, vốn cộng tác với ngành nầy để dẫn đến các giải pháp.

Một trong các giải pháp là việc cho bò ăn thêm rong biển.

“Về phương diện bổ sung thức ăn chăn nuôi, chúng tôi đã đưa ra loại rong biển Asparagopsis mà chúng tôi biết trong các thử nghiệm, có thể làm giảm khí mêtan khi được cho gia súc ăn như một phần trong chế độ dinh dưỡng của chúng, với hơn 80 phần trăm”, Michael Battaglia.

Khoảng 12 tháng trước, công ty có trụ sở tại Nam Úc là CH4 Global đã được cấp giấy phép để thương mại hóa các thức ăn rong biển bổ sung.

Tổng Giám đốc là ông Adam Main cho biết, nhu cầu đã có sẵn thế nhưng thách thức là làm sao gia tăng sản xuất.

“Vì vậy, chúng tôi nhận được sự quan tâm to lớn từ các thành viên của ngành thịt và gia súc Úc, các ngành sản xuất sữa, từ các nhà sản xuất thịt bò wagyu quy mô nhỏ, cho đến một số lô thức ăn chăn nuôi lớn".

"Có một lượng lớn nhu cầu và hiện tại áp lực là chúng tôi phải cố gắng đáp ứng nhu cầu, đó là một nơi thực sự tốt".

"Có 1,5 tỷ con bò trên hành tinh và tôi sẽ cho chúng ăn rong biển trong thời gian một năm hoặc hai năm nữa”, Adam Main.

Tuy nhiên công ty hy vọng rằng vào năm 2022, các nhà sản xuất thịt bò và sữa Úc sẽ có thể tiếp cận đồng đều với loại thức ăn bổ sung, đây là một bước nhỏ nhưng đáng kể hướng đến một giải pháp lớn lao.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share