Rào cản trong việc chăm sóc sức khỏe tình dục, sinh sản an toàn và giá cả phải chăng

HYSTERICAL PODCAST GFX EP 4 REPRODUCTIVE BARRIERS.jpg

Hysterical episode 4 Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đó là một khoảnh khắc lịch sử đối với Úc khi Tây Úc trở thành tiểu bang cuối cùng trong cả nước không còn coi việc phá thai là tội hình sự vào tháng Ba năm nay. Chính phủ liên bang cũng đã cam kết tài trợ hơn 6 triệu đô la cho dịch vụ chăm sóc tránh thai trong ngân sách tháng 5. Nhưng vẫn còn những rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản an toàn và giá cả phải chăng cho phụ nữ.


Phá thai không bị coi là một tội hình sự ở mọi tiểu bang tại Úc và ngân sách mới nhất của chính phủ liên bang đã cam kết tài trợ để cải thiện dịch vụ chăm sóc tránh thai.

Nhưng vẫn còn những rào cản đối với những người tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản an toàn.

Tây Úc trở thành tiểu bang cuối cùng trong cả nước phi hình sự hóa phá thai vào hồi tháng 3 năm nay, tuy nhiên, một số hậu quả hình sự vẫn tồn tại đối với những người cung cấp dịch vụ phá thai. Vậy cuộc chiến đã thực sự kết thúc chưa?

Lily đã phá thai bằng thuốc vào năm 2017 khi cô 20 tuổi - và việc này thực hiện vào tuần thứ 9 của thai kỳ bằng cách dùng hai loại thuốc kết hợp.

Cô mô tả đó là một trải nghiệm phức tạp cả về mặt thể chất lẫn tâm lý.

Lily cho biết, mặc dù xuất thân từ một gia đình trung lưu khá giả, cô vẫn cảm thấy tức giận vì thiếu thông tin được cung cấp.

"Tôi cảm thấy thực sự lạc lõng, cô lập và tức giận, vâng đúng là tức giận. Tôi không thấy trải nghiệm của mình được phản ánh ở đâu cả. Và tôi cũng tức giận vì tôi là một phụ nữ trung lưu da trắng, có học thức, cũng không phải là người giới tính thứ 3. Tất cả những điều có nghĩa là bạn có thể tiếp cận được những kênh thông tin chỉ dẫn cần thiết cũng như những hỗ trợ về vấn đề phá thai, nhưng thực tế thì không phải vậy. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng, tất cả những rào cản này tôi không nhất thiết phải trải qua nhưng mà tôi đã phải trãi qua. Tuy nhiên, cuối cùng rồi tôi cũng phải cảm thấy biết ơn vì tôi vẫn có thể để tiếp cận phá thai. Dù sao nó vẫn còn hơn là khi nó không phải vậy."

Đối với những người thuộc nhóm thiểu số, việc thiếu thông tin thường đi kèm với sự phân biệt chủng tộc hoặc thiên vị một cách vô thức hoặc.

Melanie Briggs là Wodi Wodi Dharawal Gumbayngirr Balaanj và là nữ hộ sinh được chứng nhận cao cấp tại trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ Waminda do người Thổ dân quản lý ở khu vực Shoalhaven của New South Wales.

Bà là nữ hộ sinh Thổ dân đầu tiên được chứng nhận tại New South Wales và hiện là người quản lý chương trình Birthing on Country của Waminda.

Bà cho biết phụ nữ Thổ dân ở bờ biển phía nam phải đối mặt với rào cản về khả năng tiếp cận và khả năng chi trả xung quanh việc phá thai.

Ví dụ, phụ nữ phải đi tới một nơi cách một giờ lái xe hoặc hơn để tiếp cận phá thai bằng phẫu thuật, còn nữ hộ sinh tại Waminda chỉ được phép thực hiện phá thai bằng thuốc mà không được tiếp cận thuốc giảm đau đi kèm.

Nhưng Melanie cho biết một trong những vấn đề quan trọng nhất là sự thiên vị vô thức mà nhiều phụ nữ Thổ dân mô tả trong các tương tác với Bác sĩ gia đình.

"Chúng tôi chỉ muốn được đối xử giống như mọi người khác. Họ làm vầy, họ đưa ra tiêu chí lựa chọn cho những phụ nữ muốn phá thai bằng thuốc và họ sẽ hỏi tất cả những câu hỏi với những phụ nữ này về việc bạn có chắc chắn muốn làm vậy không? Họ thực hiện danh sách kiểm tra như vậy. Nó giống như việc bạn ngồi trước mặt họ mà không biết bạn muốn gì, và họ hỏi bạn tất cả mọi thứ. Điều này đã từng xảy ra trong quá khứ. Các phụ nữ đến gặp bác sĩ sau khi họ nói chuyện với tôi hoặc một nữ hộ sinh khác về việc cô ấy muốn làm với thai sản này và cô ấy đã quyết định, muốn chấm dứt thai kỳ. Và khi họ đi đến gặp bác sĩ, thì bác sĩ không hiểu được là họ hoàn toàn ý thức được về sự lựa chọn đó của mình."

Melanie cho biết đã có nhiều trường hợp phụ nữ Thổ dân không thể tiến hành việc phá thai hoặc không được thông báo đầy đủ.

Bà cho rằng nguyên nhân là do phân biệt chủng tộc và định kiến vô thức.

"Họ có theo dõi xét nghiệm máu và siêu âm sau khi phá thai không? Họ có gọi cấp cứu không? Họ có làm điều này không? Họ có hỏi tất cả mọi phụ nữ khác về điều đó không? Tôi không nghĩ là họ làm vậy. Vậy nên đó là định kiến vô thức, hoàn toàn vô thức xung quanh những phụ nữ của Người Bản địa trong việc tiếp cận với dịch vụ phá thai. Chỉ cần đừng phán xét khi những người phụ nữ ngồi trước mặt bạn và yêu cầu hỗ trợ. Nhưng mà nó vẫn xảy ra. Và tôi đã thấy các bác sĩ từ chối những phụ nữ yêu cầu phá thai vì họ nghĩ rằng không thể tiếp tục theo dõi sau đó."

Mặc dù Tây Úc đã trở thành tiểu bang cuối cùng trong cả nước hợp pháp hóa phá thai vào đầu năm nay, nhưng vẫn còn những hậu quả hình sự đối với một số nơi thực hiện dịch vụ này.

Bonney Corbin là Giám đốc vận động cho MSI Châu Á - Thái Bình Dương - tổ chức vận động và cung cấp dịch vụ phá thai hàng đầu của Úc - cũng như là Chủ tịch của Liên minh Sức khỏe Phụ nữ Úc.

Bà Corbin cho biết phá thai ở Úc vẫn bị quản lý quá mức và bị luật hóa quá mức.

"Và vẫn còn nhiều khía cạnh khác của phá thai nằm trong luật hình sự, chẳng hạn như những người cung cấp dịch vụ phá thai, như bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh và nhân viên y tế Thổ dân và người dân đảo Torres Strait. Hay những người hỗ trợ mọi người phá thai như khi bạn hỗ trợ một người bạn phá thai hoặc bạn tìm thuốc phá thai cho họ, và những thứ xung quanh việc phá thai và cách họ phá thai."

Vậy điều này tạo ra rào cản gì đối với những người phá thai?

Theo giải thích của bà Corbin, điều này có thể phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng thị thực, tình hình tài chính và khu vực sinh sống của bạn có hệ thống y tế phù hợp cho việc phá thai của bạn.

"Tức là họ vẫn có thể nếu họ muốn, nhưng họ không thể có nó từ bác sĩ gia đình ở địa phương hoặc nhà cung cấp dịch vụ địa phương. Hoặc khi có thể họ có thể có được từ bác sĩ gia đình hoặc nhà cung cấp dịch vụ, nhưng họ không thể có thuốc liền mà phải đặt hàng và đợi giao đến nhà vì không có hiệu thuốc địa phương nào dự trữ thuốc cho họ. Hoặc có thể họ có bác sĩ gia đình và họ có hiệu thuốc nhưng họ không có tiền để trả, vì chi phí phá thai vẫn còn quá cao đối với nhiều người hiện nay. Và đối với một số phụ nữ, việc tìm được một ngày nghỉ đến một tuần, tùy thuộc vào loại dịch vụ phá thai mà họ chọn, điều đó gần như là không thể."]]

Nhưng mọi người càng trì hoãn lựa chọn này lâu thì chi phí phá thai càng đắt đỏ vì quy trình trở nên phức tạp hơn.

Vậy nếu nó xảy ra với những người có thị thực tạm thời thì như thế nào?

Bà Corbin cho biết đối với những phụ nữ bị tách khỏi cộng đồng của họ, như người tị nạn hoặc người xin tị nạn, có một số rào cản và phân biệt đối xử cần phải đối mặt, làm giảm thiểu sự lựa chọn sau khi mang thai ngoài ý muốn.

Chính phủ Úc có một hợp đồng chính sách với các công ty bảo hiểm y tế tư nhân dành cho những người có thị thực tạm thời, nghĩa là các công ty bảo hiểm y tế tư nhân chỉ cần cung cấp một tiêu chuẩn chăm sóc nhất định.

"Và chính phủ Úc không cung cấp tiêu chuẩn chăm sóc thai sản cao, không bao gồm các lựa chọn về thai sản trong hợp đồng bảo hiểm y tế đó. Điều đó có nghĩa là đối với những người có thị thực tạm thời hoặc họ có mua bảo hiểm y tế tư nhân, cụ thể đó là nếu họ mang thai, cho dù họ mang thai ở Úc, họ mang thai trước khi đến Úc, thì các lựa chọn về thai sản của họ trong năm đầu tiên từ khi đặt chân tới Úc khá hạn chế. Việc chăm sóc thai sản nói chung chỉ là những thứ căn bản như siêu âm, chăm sóc trước khi sinh, và những thứ khác liên quan đến chăm sóc thai sản. Các lựa chọn về thai sản như phá thai, các chế độ khi nhận con nuôi, nghỉ thai sản hay nghỉ chăm sóc người nhà thai sản thì không có. Và điều đó có nghĩa là người đó phải tự tìm ra giải pháp của riêng họ và chi phí là họ chịu. Và đối với rất nhiều người trong số đó, trở về nước họ để thực hiện dịch vụ họ muốn là chọn lựa khả thi hơn là ở lại. "

Một loạt các dịch vụ chăm sóc thai sản bị loại trừ khỏi bảo hiểm y tế tư nhân này, bao gồm các buổi tư vấn và kiểm tra chuyên khoa, cũng như một số khoản phí bệnh viện.

SBS đã liên hệ với Bộ Nội vụ để xin bình luận về vấn đề này.

Share