Hướng dẫn định cư: Cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo từ COVID-19

Scammers target university students with fake jobs

Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những kẻ lừa đảo đang lợi dụng đại dịch COVID-19 để trực lợi. Các trò lừa đảo phổ biến bao gồm lừa đảo lấy thông tin cá nhân, mua sắm trực tuyến và lừa để lấy tiền hưu bổng và cả giấy chứng nhận vaccine.


Scamwatch là một trang web do Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) điều hành và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ về cách nhận biết, tránh và báo cáo lừa đảo.

Trang web đã nhận được hơn 6.415 báo cáo lừa đảo liên quan đến COVID-19 với thiệt hại từ các nạn nhân lên đến hơn 9.800.000 đô la Úc kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra.

Có rất nhiều loại lừa đảo đã được cơ quan ACCC ghi nhận bao gồm: giả cuộc hẹn giả tiêm vắc-xin, cung cấp vắc-xin gửi qua đường bưu điện, các cuộc khảo sát giả mạo về vắc-xin, ghi tên bạn vào danh sách chờ,  các cuộc xét nghiệm trước trước khi chích văc-xin.

Bạn không cần phải làm điều đó.

Và có cả những vụ mua bán giấy chứng nhận tiêm chủng giả trên các trang mạng không nên dính líu vào để rồi tiền mất tật mang.

Những vụ lừa đảo liên quan đến vắc-xin COVID-19 ở Úc không chỉ nhắm đế tiền của nạn nhân mà quan trọng hơn là danh tính và thông tin cá nhân của họ.

Những kẻ lừa đảo cũng đang giả danh các cơ quan chính phủ cung cấp thông tin về COVID-19 thông qua tin nhắn văn bản và email “lừa đảo” để lấy thông tin của mọi người.

Cơ quan Y tế Kỹ thuật số là cơ quan của Chính phủ Úc chịu trách nhiệm về My Health Record và hệ thống truy cập thông tin sức khỏe của công dân Úc, và các chương trình 'eHealth' khác.

Tiến sĩ Steve Hambleton là Trưởng ban Cố vấn cho Cơ quan Y tế Kỹ thuật số Úc cho biết, thông tin sức khỏe cá nhân là một mặt hàng có giá trị trên các diễn đàn chợ đen và khi ai đó mất quyền kiểm soát thông tin này, rất khó lấy lại được.

"Những kẻ lừa đạo tạo ra các tấm hình giả trông giống như người từ một tổ chức chính phủ trong các email mà chúng gởi ra, hoặc trong các tin nhắn văn bản như MyGov chẳng hạn. Chúng tôi đã thấy các trò gian lận trong đó hình ảnh biểu trưng MyGov xuất hiện. Đừng nhấp vào liên kết đó vì đó không phải là cách MyGov dùng để liên hệ với bạn. Hãy truy cập trực tiếp vào trang web - điều này rất quan trọng."

Tiến sĩ Suranga Seneviratne là Giảng viên về Bảo mật tại Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Sydney, giải thích cách phần mềm độc hại có thể đánh cắp thông tin cá nhân.

"Họ có thể tạo một liên kết chứa phần mềm độc hại -  khi bạn nhấp vào liên kết đó, phần mềm độc hại sẽ xâm nhập vào máy tính của bạn và âm thầm núp trong máy. Nó ghi lại bất kỳ phím nào bạn gõ vào và gửi tất cả thông tin đến ' kẻ thủ đắc'."

Những kẻ lừa đảo cũng có thể thiết lập các trang web giống như thật và mạo danh chính phủ, doanh nghiệp hoặc thậm chí là bạn bè.

Họ cũng có thể thu thập thông tin về đối tượng mà họ nhắm làm mục tiêu để khi liên hệ, họ có thể đưa ra một số thông tin về nạn nhân khiến cho ngườ nghe bị thuyết phục hơn.

Những kẻ lừa đảo cũng đã tạo ra các cửa hàng trực tuyến giả mạo  bán từ thuốc chữa bệnh hoặc tiêm chủng COVID-19 cho đến các sản phẩm như khẩu trang và tất nhiên là chỉ bán cái tên còn sản phẩm thực sự thì không.

Những kẻ lừa đảo cũng đang lợi dụng những người gặp khó khăn về tài chính do COVID-19 bằng cách ăn cắp tiền hưu bổng của họ hoặc cung cấp các dịch vụ không cần thiết và tính phí.

Shanton Chang là Giáo sư tại Trường Máy tính và Hệ thống Thông tin thuộc Đại học Melbourne nói rằng những kẻ lừa đảo thường theo đuổi thông tin cá nhân của mọi người. Chi tiết cá nhân của ai đó có thể được bán cho các trnag web đen, điều này có thể dẫn đến việc đánh cắp danh tính.

"Nếu họ có tên, địa chỉ, ngày sinh và có thể cả số điện thoại của bạn, họ có thể đến ngân  hàng của bạn và giả là bạn để giao dịch. Ngay cả khi họ không lấy được tiền từ bạn hoặc chi tiết thẻ tín dụng, họ có thể dùng thông tin cá nhân của bạn, bao gồm ngày sinh, nơi bạn sống và tất cả những điều đó để bán kiếm tiền. Đó là gọi là trộm cắp danh tính và điều này rất tai hại."

Tiến sĩ Hambleton nói rằng điều quan trọng là những người đã bị lừa đảo phải báo cáo.

"Đã có hàng ngàn vụ lừa đảo được báo cáo, có người bị mất tiền và nhiều người cảm thấy xấu hổ mà không báo cáo. Nếu bạn bị lừa đảo, bạn thực sự nên nói với ai đó, nên thông báo mọi người. Và nếu bạn lo lắng về những trò lừa đảo thì có một trang web sẽ giúp bạn. Nó được gọi là scamwatch.gov.au và tôi thực sự khuyên mọi người nên đến đó và xem qua."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào


Share