Hơn một nửa sinh viên quốc tế tại Úc bị chủ nhà trọ bóc lột

A survey shows international students are commonly exploited

A survey shows international students are commonly exploited. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales và Đại học Sydney đã khảo sát hơn 2.400 sinh viên quốc tế về kinh nghiệm thuê nhà của họ, và phát hiện hơn một nửa trong số này phải đối mặt với điều kiện sống bất hợp pháp hoặc nghèo nàn, nhà ở chật chội, tăng tiền thuê đột ngột, và bị đuổi khỏi nhà một cách không công bằng.


Hơn 2.400 sinh viên quốc tế từ 17 tuổi trở lên đã được hỏi về kinh nghiệm thuê nhà của họ trong một nghiên cứu của Đại học New South Wales và Đại học Sydney.

Đồng tác giả của bài nghiên cứu, bà Bassina Farbenblum [[bass-EE-NAH FAR-then-BLOOM]] cho biết các sinh viên này bị bóc lột về nhiều mặt, đặc biệt là tình trạng chỗ ở chật chội và đông đúc.

"Chẳng hạn như trả tiền cho một chỗ trọ hoàn toàn không tồn tại, hoặc khác hẳn so với những gì được quảng cáo trên mạng, hoặc chủ nhà lấy mất tiền bond của sinh viên, bắt ứng trước một khoản tiền lớn khiến họ khó thể rời đi và tìm một nơi an toàn, bởi vì họ đã giao hết tiền của họ," bà nói.
Một số chủ nhà bất ngờ tăng tiền thuê nhà trong thời gian thuê, ví dụ vào mùa thi và sau đó nói với sinh viên là họ phải trả tiền hoặc dời đi.
"Chúng tôi đã thấy sự đe dọa và quấy rối, cho thêm nhiều người vào thuê nhà mà không hỏi ý sinh viên, hoặc đuổi sinh viên ra khỏi nhà một cách không công bằng với khoảng thời gian thông báo rất ngắn."

Bà nói rằng các vấn đề thường gặp nhất là khi sinh viên thuê nhà thông qua mạng xã hội hoặc các trang mạng khác.

"Các trường đại học và chính phủ cần cung cấp các dịch vụ nhà ở nhằm giúp sinh viên quốc tế sử dụng các nền tảng trực tuyến này và tìm được nhà thuê phù hợp, chúng ta cần dịch vụ pháp lý cho những sinh viên đó khi họ gặp vấn đề. Chúng ta cũng cần chính phủ điều tra và thực thi pháp luật nhiều hơn, nằm trừng phạt những chủ nhà liên tục có các hành vi lừa đảo và bóc lột sinh viên quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thuê nhà trọ."

Giám đốc điều hành tổ chức Shelter New South Wales, bà Stacey Miers nói rằng sinh viên thường gặp rắc rối bởi vì họ không nhận thức được quyền lợi của mình.

Bà nói rằng lỗ hổng kiến thức này cần được giải quyết thông qua các chiến dịch thông tin bằng nhiều ngôn ngữ. 

"Các trường đại học và tổ chức giáo dục cung cấp nhiều thông tin về quyền lợi của người thuê nhà bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Quan thoại, bởi vì có nhiều sinh viên là người Trung Quốc," bà nói.
Tôi nghĩ rằng các tổ chức thực sự cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn cho sinh viên về các quyền lợi của họ, và thiết lập các dịch vụ hỗ trợ sinh viên liên quan đến việc thuê nhà.
Bà Miers nói rằng các quy định cứng rắn hơn sẽ giúp giảm bớt một số tình trạng bóc lột, đặc biệt là ở New South Wales nơi luật lệ còn lỏng lẻo.

"Dường như luật pháp không đủ mạnh trong việc trừng phạt các chủ nhà, khi họ thiết lập nhiều phòng ốc vốn vi phạm luật lệ về xây dựng và đề phòng hỏa hoạn, và tất cả phụ thuộc vào các hội đồng thành phố phải đích thân kiểm tra những ngôi nhà này, trong khi không có đủ nguồn lực để làm việc này. Vì thế, cần phải có các yêu cầu mạnh mẽ hơn trong việc cho thuê nhà, đặc biệt là khi có sự vi phạm rõ ràng về an toàn."

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share