Vấn đề vô gia cư tại Úc đang trở nên tệ hại trong sự lúng túng của chính phủ

Settlement Guide: Homelessness crisis linked to housing affordability

Homelessness Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vấn để vô gia cư tại Úc đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Theo điều tra dân số mới nhất thì trên cả nước có hơn 116 000 người phải thường trực sống không nhà không cửa. Cho đến nay chưa có một kế hoạch rõ ràng nào ở tầm mức quốc gia để giải quyết tình trạng vô gia cư và thiếu nhà ở, và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy sự việc sẽ trở nên tốt hơn.


Mỗi năm, càng có thêm nhiều người vô gia cư ra sống trên các đường phố ở Úc.Từ năm 2011, số người vô gia cư đã tăng 14%.

Tiến sĩ Evelyne Tadros là lãnh đạo của Mission Australia tại tiểu bang New South Wales nói về tình trạng này với một cái nhìn không mấy là sáng sủa nếu không muốn nói là ảm đạm.

"Tình trạng vô gia cư ở New South Wales và Úc khá bi thảm. Cả nước có đến 116 427 được xác nhận là vô gia cư trong đó có đến 44% là người sinh ra từ một quốc gia ngoài Úc. Vì vậy, đó vẫn còn là một vấn đề khá nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt. "

Có một vài lý do tại sao số người vô gia cư đang gia tăng trên khắp đất nước, và việc thiếu nhà ở giá cả phải chăng rõ ràng là lý do nổi cộm nhất.

“Giá thuê tiếp tục tăng. Dân chúng có thu nhập thấp và họ không thể theo kịp giá thuê nhà gia tăng như chúng ta đang thấy hiện nay. Chúng tôi nhận thấy những người mới đến Úc thường sống trong điều kiện chật chội đông đúc. Nhưng gốc rể vấn đề là từ việc thiếu nhà ở xã hội và thiếu nhà ở với giá cả phải chăng."

Jenny Smith là Giám đốc điều hành của Hội đồng cho Người vô gia cư và Chủ tịch Vô gia cư Úc.

Bà nói rằng Úc không có kế hoạch quốc gia để giải quyết tình trạng nhà ở gía cả phải chăng cho dân chúng.

“Chúng tôi không thấy bất kỳ kế hoạch nào từ chính phủ rằng chính phủ sẽ can thiệp vào để bảo đảm nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Chúng tôi đã hy vọng rằng thị trường sẽ quan tâm đến nhóm khách hàng ít tiền này và chăm sóc cho nhu cầu của họ, nhưng suốt từ 30 đến 40 năm nay dù đât nước có thịnh vượng hơn nhưng nhu cầu của người có thu nhập thấp ở nước ta và sự đáp ứng của thị trường có vẻ không đi đôi với nhau. Chính phủ đã bỏ qua việc kinh doanh cung cấp nhà ở xã hội, chừng nào mà chính phủ còn chưa quay lại nắm lấy hạng mục này và kinh doanh nó thì chúng ta sẽ còn thấy tình trạng vô gia cư tiếp tục tăng, và tăng nhanh hơn trước."

Bà nói rằng điều quan trọng là mọi người phải hiểu rằng các vấn đề như bạo lực gia đình và khả năng chi trả nhà ở gây ra tình trạng vô gia cư, chứ không phải ở vấn đề cá nhân của ai đó.

“Tôi nghĩ thật không may là trong cộng đồng của chúng ta, cách nhìn của chúng ta về tình trạng vô gia cư thường quy cho cá nhân của người đó có vấn đề, như là họ là di dân là người khuyết tật có các vấn đề về sức khỏe tâm thần hay nghiện. Vấn đề không phải là ở cá nhân, vì nếu bạn là người nghèo trong cộng đồng thì với tình trạng giá với nhà ở và nhà thuê trên thị trường như hiện này bạn có nhiều khả năng trở thành một người vô gia cư. Đây không phải là vấn đề là bạn có nỗ lực có cố gắng hết sức chưa mà là chúng ta cần ở mức giá nhà ở hợp lý hơn trên thị trường."

Khi chúng ta nhìn vào các con số, chúng ta có thể thấy rằng những người di dân vô gia cư chiếm một tỷ lệ lớn.Evelyne Tadros nói rằng trong vấn để tìm kiếm nhà ở giá rẻ khó khăn như bao người vô gia cư khác, họ còn phải đối mặt với những thách thức khác..

“Những người từ các cộng đồng đa ngôn ngữ và người tị nạn thường phải gặp phải vấn đề gọi là không có thân nhân, hay không có kết nối từ gia đình, trường học, cộng đồng. Đối với những người tỵ nạn trẻ chẳng hạn, thì họ có thể còn phải đối mặt với những căng thẳng khác khi định cư tại Úc, như là vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục. Một số có thể thiếu hiểu biết về quyền thuê nhà và bị chủ nhà làm khó hay lợi dụng. Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ người tị nạn có việc làm thấp hơn so với các nhóm nhập cư khác do trình độ, thiếu bằng cấp hay thiếu kinh nghiệm làm việc."

Nếu bạn đang trong nguy cơ phải trở thành người vô gia cư hoặc đã vô gia cư, thì có nhiều cách để được giúp đỡ.

Các tổ chức có thể giúp bạn thương lượng với chủ nhà của bạn, tìm nhà ở khẩn cấp và cung cấp một bữa ăn nóng.

Mỗi tiểu bang sẽ có hệ thống riêng của mình.

Evelyne Tadros, người có trụ sở tại New South Wales, giải thích cách tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ ở đó.

“Chúng tôi có một nhánh được gọi là Mission Australia Housing cung cấp nhà ở xã hội và giá cả phải chăng. Nếu mọi người cần truy cập các dịch vụ của chúng tôi, họ có thể gọi 1800 888 868. Ngoài ra còn có số điện thoại là Link2Home hay 1800 152 152, gọi số này để được cung cấp toàn bộ các dịch vụ bao gồm các dịch vụ của Mission Australia và các dịch vụ không thuộc Mission Australia. Ngoài ra còn có các dịch vụ dành cho phụ nữ chạy trốn bạo lực gia đình, chúng tôi có số 1800 Respect hay 1800 737 732."

Jenny Smith cho biế nếu ở Victoria thì bạn nên gọi đến đâu để được giúp đỡ.

“Tại Victoria, bạn gọi số 1800 825 955, nếu bạn có nguy cơ phải ra đường ngủ và nếu bạn đang chạy trốn khỏi cảnh bạo lực gia đình thì bạn có thể gọi số 1800 015 188 hay Safe Steps cho dễ nhớ và có thể gọi bất cứ lúc nào. Mỗi tiểu bang có các sự sắp xếp khác nhau, và tôi tin rằng các dịch vụ hỗ trợ di dân tại các địa phương có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ vô gia cư của địa phương giúp bạn."

Nếu bạn không thể nói được tiếng Anh thì Evelyne Tadros cho biết có dịch vụ thông dịch viên để giúp bạn says .

“Tất cả các dịch vụ tại chổ của chúng tôi ở mỗi địa phương đều có nhân viên song ngữ và chúng tôi cũng có đường truy cập Dịch vụ Thông dịch và Phiên dịch. Dù vậy Mission Australia đang cố gắng để có thể cung cấp cho bạn những nhân viên làm việc có khả năng song ngữ thay vì dịch vụ thông dịch và phiên dịch."

Còn nếu bạn là người có nhà thì Jenny Smith nói rằng điều đầu tiên bạn có thể làm giúp ai đó nếu như bạn có thể rộng.

“Điều quan trọng là mọi người tử tế với người đang gặp khó khăn. Trong tinh thần đó, hãy làm những gì bạn có thể trong khả năng của mình. Một điều quan trọng khác mà mọi người cần làm là đặt câu hỏi, mỗi khi bạn đi bỏ phiếu tại một cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang hay địa phương rằng 'Đảng mà tôi đang bỏ phiếu có chính sách về nhà ở và vô gia cư không?' Bạn cần được biết đảng mà bạn định bỏ phiếu có chính sách biện pháp gì cho vấn đề này không trước khi bầu cho họ."

Để tìm hiểu về các dịch vụ vô gia cư trên khắp nước Úc, hãy truy cập trang mạng homelessnessaustralia.org.au và bấm vào 'How to get help?' để tìm danh sách các dịch vụ cho mỗi tiểu bang.

Loạt phóng sự thứ hai của Filthy Rich và Homeless sẽ phát sóng vào tối Thứ Ba 14, Thứ Tư 15 và Thứ Năm ngày 16 tháng 8 trên SBS vào lúc 8g30 tối.

Một chương trình studio trực tiếp đặc biệt sẽ phát sóng trực tiếp sau tập 3.

Filthy Rich & Homeless là một khám phá trung thực và đầy thương cảm để hiểu thế nào là sống như người vô gia cư ở Úc.

Loạt phóng sự này đưa người xem nhìn vào một mảng tối của xã hội ta đang sống và thường lướt qua trên phố, và đây là lúc để bạn dừng lại, nhìn và lắng nghe.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share