Hội nghị Bộ trưởng Tài chánh G20 tìm cách cứu giao thông vận tải quốc tế đang tắc nghẽn vì dịch bệnh

French Economy and Finance Minister Bruno Le Maire

French Economy and Finance Minister Bruno Le Maire Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Giao thông vận tải quốc tế bị ảnh hưởng tồi tệ bởi dịch bệnh COVID-19, người tiêu thụ Mỹ nhận được cảnh báo họ sẽ phải có ý thức hơn về việc mua sắm Giáng Sinh, vì mọi thứ có thể bị đình trệ.


Sau cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chánh đến từ những nền kinh tế giàu nhất thế giới của G-20, Bộ trưởng Tài chánh Pháp Bruno Le Maire đã làm rõ vấn đề này trước các phóng viên thế giới đang tranh cãi.

Đã có sự thiếu hụt về nguyên liệu thô, về tàu biển, về thị trường lao động. Và rõ ràng là cần phải giải quyết các vấn đề đó nếu chúng ta không muốn những điểm tắc nghẽn tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Hầu hết mọi khía cạnh của giao thông vận tải quốc tế đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, lại thêm sự xuất hiện của biến thể Delta đã đẩy vấn đề càng tồi tệ hơn trong năm thứ hai.

Dịch bệnh tiếp tục bùng phát khiến công nhân khắp thế giới phải nghỉ làm, bến cảng đóng cửa, tài xế vận tải phải ngồi nhà ... và làm trì hoãn mọi sự đi lại xuyên biên giới.

Các nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm người lao động lấp chỗ trống công ăn việc làm, và áp lực ngày càng gia tăng đối với các con tàu chở hang cần được dỡ hàng xuống.

Đồ chơi, sách, xe đạp, quần áo và nhiều mặt hàng khác chỉ là một trong số các mặt hàng tiêu dùng bị thiếu hụt, đơn đặt hàng bị trả lại và việc giao hàng bị chậm trễ.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã công bố một thỏa thuận mới giúp Hải cảng Los Angeles đi vào hoạt động liên tục 24-7, bởi vì các vấn đề của chuỗi cung ứng đang khiến giá cả hàng hoá đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ.

Đây là một cam kết của ban lãnh đạo sẽ tổ chức hoạt động xuyên suốt 24-7. Đây là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc đẩy nhanh tốc độ di chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa, thông qua chuỗi cung ứng của chúng ta. Nhưng bây giờ chúng ta cần phần còn lại của chuỗi cung ứng, thuộc khu vực tư nhân, phải đẩy mạnh hơn nữa. Vì chúng ta đã gọi là chuỗi cung ứng thì nó phải có ý nghĩa liên kết của một chuỗi cung ứng.

Lĩnh vực công nghệ cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là các chip trong máy tính.

Sự chậm trễ của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến những ông lớn trong ngành, chẳng hạn việc sản xuất iPhone 13 mới của hãng Apple sẽ bị giảm tới 10 triệu cái điện thoại.

Hàng triệu sản phẩm như xe hơi, điện thoại, máy giặt và nhiều sản phẩm khác dựa vào vật liệu bán dẫn cho bộ não vi mạch điện tử, đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Lĩnh vực công nghệ đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về chip trong hơn một năm và dự đoán khủng hoảng sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2022, các nhà lãnh đạo của Pháp đặt vấn đề này lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Bộ trưởng Tài chánh Bruno Le Maire nói:

Quan điểm của chúng tôi về một đường lối giải quyết đúng đắn những điểm tắt nghẽn này là chúng ta cần phải độc lập hơn, và kế hoạch đầu tư vừa được Tổng thống Pháp Macron công bố đã nêu rõ mục tiêu kinh tế và chính trị, nhằm giảm sự phụ thuộc của Pháp cũng như của tất cả các nước châu Âu vào các công nghệ then chốt, vào chip, vào vật liệu bán dẫn, và tất cả các sản phẩm mà vì phải dựa vào đó nên đang bị tắt nghẽn và thiếu hụt hiện nay.

Các vấn đề của chuỗi cung ứng đang đẩy nhanh tình trạng lạm phát – đây là một xu hướng đáng lo ngại đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nền kinh tế toàn cầu.

Ông Le Maire gọi lạm phát là "mối quan tâm chính thứ hai" trong các cuộc họp Bộ trưởng Tài chánh.

Chúng tôi rất lo ngại về hậu quả tiêu cực của lạm phát đối với các gia đình nghèo nhất. Và tôi nghĩ rằng câu hỏi về giá năng lượng sẽ trở nên cốt lõi trong các cuộc thảo luận thuộc khuôn khổ IMF, G7, G20 cũng như giữa các nước châu Âu.

Tất cả các bên đã đồng ý rằng cần phải có nỗ lực chung để chống lại đại dịch.

Các bộ trưởng đã cam kết thực hiện các quyết định do nhóm đưa ra nhằm đối phó với đại dịch, thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu.

Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc Chen Chao nói họ cũng sẽ hành động theo kế hoạch này.

Tất cả các bên đã nhắc lại rằng mọi biện pháp thương mại khẩn cấp nhằm giải quyết đại dịch phải có mục tiêu rõ ràng, vừa tầm tay, minh bạch và chỉ mang tính chất tạm thời. Các biện pháp này không thể gây ra những trở ngại thương mại không cần thiết hoặc làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ áp dụng một cách tiếp cận mang tính xây dựng để tạo thuận lợi cho thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như thúc đẩy sản xuất và phân phối vắc xin COVID-19.

Các nhà lãnh đạo thương mại từ các quốc gia G20 đã đạt được sự đồng thuận trong một vài lĩnh vực tại cuộc họp qua mạng năm nay tại Sorrento, Ý.

Họ nói rằng sự thỏa thuận vừa đạt được là cần thiết nhằm bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, chống lại đại dịch, thúc đẩy thương mại và tạo ra một môi trường chung tốt hơn.

Điều này là chỉ dấu cho thấy tâm trạng toàn cầu sẽ như thế nào tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, xảy ra tại Rome vào cuối tháng này.

Share