Sức khỏe là Vàng (160) Bệnh trầm cảm và trầm cảm theo mùa

A woman showing signs of depression.

Woman with depression. Source: AAP Image

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hiện ở Úc có khoảng ba triệu người đang sống với trầm cảm và lo âu. Mỗi năm có khoảng 3000 người tự sát vì căn bệnh âm thầm đáng sợ này.


Trầm cảm là 1 trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong thế giới của bệnh tâm thần.

Vào thời điểm hiện tại, trên thế giới có trên 300 triệu người ở mọi lứa tuổi đang mắc phải rối loạn trầm cảm, và đây cũng là 1 bệnh lý rất quan trọng góp phần tạo nên gánh nặng sức khỏe toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, hầu hết mỗi chúng ta đều có lúc cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Đó cũng là những dấu hiệu của trầm cảm, không nặng thì nhẹ, không ít thì nhiều.

Trò chuyện với bác sĩ Eric Trần ở Sydney về chủ để này, ông cho biết: "Các triệu chứng của trầm cảm có liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực như: cảm thấy mình vô dụng, cảm thấy lỗi tại mình, thấy mình thất bại..."

Mời quý vị bấm vào phần audio để nghe toàn bộ phần chia sẻ của bác sĩ Eric Trần.

Những tin tức y tế cập nhật trong chương trình hôm nay gồm có:

1. Nam Úc bắt đầu mùa cúm "chưa từng có" với ba người thiệt mạng.

Bộ trưởng Y tế Stephen Wade cho biết con số được công bố này là “chưa từng có” và rất khó để dự đoán quỹ đạo của nó khi mùa cúm thật sự diễn ra.

Ông kêu gọi tất cả người dân Nam Úc hãy tiêm phòng cúm và cho biết chính phủ đã đưa ra chương trình vắc xin miễn phí.

Bệnh viện hiện đã hết vắc xin cho nhân viên và những người còn lại sẽ phải đợi ít nhất là vào tuần tới mới có thuốc để tiêm ngừa.

Phát ngôn nhân của đảng đối lập Chris Picton cho biết tình hình như vậy càng gây áp lực lớn hơn đối với hệ thống bệnh viện vốn đã quá tải.

2. NSW: Chính phủ kêu gọi người dân chủng ngừa bệnh sởi trước khi du lịch nước ngoài.

Hồi tuần trước, Bộ Y tế NSW đã phát động một chiến dịch mới nhắm vào khách du lịch, du học sinh và người Úc đi du lịch nước ngoài – những người có thể bị lây bệnh sởi ở ngoại quốc mà chính họ cũng không biết.

Tiến sĩ Vicky Sheppeard, Giám đốc đặc trách bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế NSW cho biết: “Một số du khách nước ngoài có thể tiếp xúc với căn bệnh này, mặc dù không đi du lịch đến một quốc gia hiện có dịch sởi, chỉ bằng cách tiếp xúc với một du khách khác trong phi trường hoặc khi quá cảnh".

“Vi trùng bệnh sởi có thể ở trong không khí một thời gian ngắn, vì vậy nếu một ai đó bước vào một căn phòng sau người bệnh đã rời đi, người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share