Hạt giống yêu thương (264) Bà mẹ đất điêu linh

Canola - in flower, with eucalyptus tree

Canola - in flower, with eucalyptus tree Source: Ardea Picture Library

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những câu chuyện về đất, nước, cỏ cây, muôn loài nói với người rằng vạn vật không vô tri vô giác vô cảm như người tưởng. Lắng nghe Mẹ Đất để cúi xuống thật gần với Mẹ của bao la, để nghe kể về lòng từ bi vô hạn của Đất với người.


Trước khi kể về câu chuyện của Đất xin được bắt đầu bằng cầu chuyện từ biển.

Những ngày qua, 41 ngư dân từ vụ gió lốc lật tàu được cứu sống trở về sau hơn 31 giờ trôi vô định trên biển.

Số phận của họ có lẻ đã khác nếu như không có một đàn cá heo xuất hiện.

Sáng 2-9, trên đường vào bãi Thuyền Chài (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Mam) để tránh trú gió, bất ngờ tàu của anh Bùi Văn Quốc (42 tuổi, thôn Tân Lập, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) - chủ tàu QNa-91928 TS bị một cơn lốc cực mạnh làm lật úp chỉ trong vòng 1 phút.

Trên tàu lúc này có 44 người, 41 ngư dân bơi được ra ngoài, 3 ngư dân ở trong cabin không kịp trở tay đã bị mất tích.

Họ bám vào nhau như vậy cho đến chiều 3-9, 41 thì được tàu của anh Võ Công Danh (tỉnh Quảng Ngãi) cứu vớt.

Các ngư dân bị nạn sau khi được cứu đã nghe các thuyền viên trên tàu của anh Võ Công Danh kể lại rằng, vào chiều 3-9, sau mấy mươi giờ tìm kiếm liên tục không có kết quả, tàu của anh Danh đang đi thì xuất hiện một đàn cá heo đông đúc.

Đàn cá này liên tục bơi chắn trước mũi tàu của anh Danh, dù lái tàu liên tục bẻ lái để tránh nhưng đàn cá heo lại tiếp tục bơi tới trước mũi tàu chắn ngang như muốn thông báo một điều gì đó mà chúng biết.

Thấy hiện tượng hết sức kỳ lạ, các ngư dân trên tàu với vốn kinh nghiệm đi biển lâu năm của mình cho rằng đàn cá heo biết tàu của anh Danh đi trật hướng nên có ý chắn đường lại.

Ngay sau đó, họ cho tàu quay ngược trở lại thì không thấy đàn cá heo bơi theo chắn đường nữa.

Tin rằng đàn cá heo đang giúp tàu anh Danh tìm các ngư dân mất tích nên tàu của anh Danh cứ thẳng một hướng tìm kiếm.

Chừng 40 phút sau, tàu anh Danh bắt gặp 41 ngư dân trên tàu của ông Quốc đang bám lấy chiếc bè trôi tự do giữa biển, trong tình trạng kiệt sức.

"Sau khi tàu bị chìm, các ngư dân vớt dây thừng buộc các can nhựa lại với nhau thành bè để mọi người bám vào. Có khoảng hai mươi mấy cái can nhựa mà có tất cả 41 người. Chúng tôi xác định tư tưởng sống cùng sống, chết cùng chết, động viên nhau cùng cố gắng chờ người đến cứu," anh Quốc kể.

Từ xưa đến nay, những câu chuyện và truyền thuyết về cá heo cá voi cứu giúp con người không hề hiếm. 

Muôn loài có Phật tánh nói như Thầy Tuệ Sỹ trong bài giảng về Kinh Kim Cang, "Phật ở trong muôn loài". Hay nói một cách khác muôn loài từ bi hỉ xả với con người hơn là người đối với chúng

Có một câu chuyện cũng chưa lâu về đàn voi rừng ở Nam Phi và câu chuyện của ông Laurence Anthony, người được mệnh danh là elephants whisper ở Nam Phi.

Vào năm 2012 khi ông bị đột quỵ và đột ngột qua đời tại nhà mình ở bìa khu rừng bảo tồn sinh thái của ông lúc ông đang ngồi cùng với vợ vào một buổi chiều.

Bằng cách nào đó thì đàn voi rừng đã kéo đến để tiễn đưa ông. Đây là việc mà đến nay người ta cũng không thể nào giải thích được

Đây là đàn voi mà trước đó 13 năm trở nên hung dữ bât an đã vượt thoát ra khỏi tât cả những khu vườn bảo tồn ở Zululand Nam Phi và càn qua rât nhiều vùng dân cư làm hư hại hoa màu và gây hoảng sợ cho người dân.

Chính quyền và nhà chức trách làm mọi cách để giữ chúng trong một vườn quốc gia nào đó nó đi qua nhưng bât thành.

Và vì đàn voi trở nên rât bât an không kiểm soát được nên lệnh đã được ban ra là sẽ hạ sát chúng nếu chúng đi qua khỏi khu vườn bảo tồn của ông Laurence Anthony.

Ông Anthony là một nhà môi trường học và nhà bảo tồn thiên nhiên, người có vườn bảo tồn cá nhân của mình ở Nam Phi.

Ông Anthony đã được thông báo về việc đàn voi sẽ tiến vào đât của ông và nhà chức trách sẽ làm gì sau đó nếu như chúng tiếp tục vượt thoát.

Họ cũng nói với ông rằng liệu ông có chấp thuận cho đàn voi ở lại trong vườn bảo tồn cá nhân Thula Thula của ông không.

Lúc đó thì Anthony không biết cách nào để giữ đàn voi ở lại đât mình nhưng ông biêt chắc chắn rằng chúng sẽ bị bắn hạ nếu chúng lại vượt thoát ra.

Qua tìm hiểu ông Anthony hiểu vì sao đàn voi hoang dại này sợ người và trở nên bât an.

Con voi đầu đàn của chúng vừa bị người giêt trộm. Đàn voi trở nên hoang mang và cố gắng bảo vệ đàn của mình.

Con voi đầu đàn mới Nana chưa có kinh nghiệm nên cứ thấy người là lại dẫn đàn vượt thoát ra đi đạp đổ hàng rào dây kẽm gai bât kể dây điện cao thế.

Đàn voi lồng lộn trong khu vực đât của Anthony trong khi bên ngoài là các tay súng thợ săn đang sẳn sàng.

Anthony quyêt định phải cứu đàn voi.

Ông tiến gần nhât có thể tới đàn voi và kêu thật to thật rõ ràng với con voi đầu đàn Nana xin nó giữ cả đàn ở lại đât của ông, ông nói chúng hoàn tự do sử dụng toàn bộ lãnh thổ khu đât ông làm nhà của chúng.

Anthony biết rằng đàn voi không hiểu tiếng Anh, nhưng ông hy vọng rằng bằng âm thanh của giọng nói và thái độ khẩn khoản của mình ông nghĩ Nana sẽ hiểu ông.

Mỗi tối Nana lại đến bên hàng rào xem chừng và tìm đường vượt thoát.

Mỗi tối Anthony lại xuât hiện bên cạnh Nana để khẩn khoản cô voi đầu đàn này ở lại, và ông giải thích chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng đi ra khỏi hàng rào vườn nhà ông.

Và thật kỳ diệu trước sự ngạc nhiên của các tay súng săn cùng nhiều người, đàn voi đã lắng nghe lời ông Anthony.

Nana bắt đầu bình tĩnh hơn. Thay vì tìm cách vượt thoát với thái độ bồn chồn thì Nana chỉ đứng yên.

Cô voi đầu đàn bắt đầu đưa vòi qua hàng rào hướng về phía ông Anthony, và ông hiểu rằng Nana là muốn chạm vào ông.

Và chúng đã chấp nhận lời đề nghị của ông để ở lại khu đất nhà ông nơi chúng có hàng ngàn acre để tha hồ thám thính.

Cũng từ đó thì Laurence Anthony được mọi người mệnh danh là nhà Elephant Whisper-người thì thầm với voi.

Ông được đàn voi coi như một thành viên trong gia đình của chúng.

Mười ba năm sau, trong lúc đang ngồi cùng với vợ ở nhà mình ở bìa bên kia của thu sinh thái thì Anthony bị cơn nhồi máu cơ tim và đột tử.

Trong cơn đau buồn vợ ông không biết làm thế nào thì đột nhiên cả đàn voi xuât hiện.

Đàn voi đã không tới ngôi nhà của vợ chồng ông trong vài năm. Và người ta nói rằng chúng đã đi mấy tiếng đồng hồ từ sâu trong cánh rừng để qua bên này để kịp tiễn ông Anthony bạn mình.

Chúng đã ở bên hông nhà ông trong hai ngày liền để tiễn đưa người đã cứu mạng chúng.

Không ai biêt vì sao chúng biết ông chết mà có mặt.

Người ta chỉ thấy rằng torng hai ngày ở bên nhà ôg chúng rắt đau buồn và không buồn ăn uống gì. Sau đó thì đàn voi đi vào sâu trong khu rừng bảo tồn và ở luôn trong đó.

Đó là câu chuyện thật về chuyên gia bảo tồn và nhà sinh vật học Laurence Anthony ở Zululand Nam Phi.
Từ câu chuyện này nhớ đến đàn voi Tánh Linh đã không may mắn như đàn voi của ông Anthony.

Những ai ở Việt nam vào cuối những năm 1990s đầu năm 2000s chắc nhớ chuyện voi rừng Tánh Linh quật chết người.

Không phải vô cớ mà đàn voi Tánh Linh trở nên hung dữ quật chêt người.

Con người đã lấy mât những cánh rừng vốn là nơi sinh sống của thú rừng thiên nhiên.

Rât nhiều người sau năm 75 bị đẩy lên vùng kinh tế mới và sau đó rât nhiều đât đai của dân chúng ở Tánh Linh Đồng Nai bị chính quyền thu hồi lấy lại biến thành nông trường và bán lại cho các công ty khác.

Đàn voi Tánh linh mất rừng mất nguồn sống chúng phải ăn hoa màu của người, bị người đuổi giết và thảm cảnh xảy ra.

Đàn voi Tánh Linh nay đã không còn và cũng như thú rừng ở khắp Việt Nam, từ lâu chúng đã bị săn đuổi vắng bóng.

Rừng Việt Nam giờ gần như không còn thú. Ngay cả những khu rừng đại ngàn cũng đã bị triệt hạ để trồng trọt.

Anh Ro Cham Tih một nghệ sĩ người Jarai mới đây vào tháng 3 năm 2019 trong chuyến đi biểu diễn ở Sydney cho một chương trình gây quỹ các trẻ em Tây Nguyên có lần chia sẻ với người viết bài rằng ở Tây Nguyên bây giờ có khi đi cả tuần trong rừng không bắt gặp một con thú nào, ngay cả khỉ cũng không.

Rừng Tây nguyên bây giờ được khai phá để trồng cà phê, nhưng vườn cà phê dù xanh tốt cũng không thay thế rừng già được.
Trong HGYT tháng 7 mùa Vu Lan có giới thiệu quý vị về bài viết của Thầy Thích Phước An trong đó thầy có nhắc đến một truyện ngắn của Võ Hồng nói về đât cảm động.
“Đất không phản bội người, chỉ có người mới phản bội đất. Người dậm chân rủa sả rồi bỏ đi. Đất vẫn ở lại nhẫn nại trung thành. Khi người về, người cứ tưới mồ hôi xuống là đất lại nảy ra lá xanh, đơm hoa, kết quả…”
Và chiếu theo thuyết nhà Phật thì đât quả là bà bẹ từ bi bác ái độ lượng vô cùng với muôn loài.

Đất không chỉ cho con người sự sống ôm con người vào lòng khi chết mà đât chịu bao nhiêu ung nhọt rác rưỡi từ những sự vô tâm của con người.

Rwanda một quốc gia Châu phi nghèo khổ và nhỏ bé từ 11 năm nay đã chấm dứt việc sử dụng túi nilon trên toàn nước

Rất nhiều các chị các bà đi chợ cẩn thận bỏ một bó hành trong một túi nilon, bó ngò trong một túi nilon khác và củ tỏi củ cà rot thì mỗi thứ vài món có những túi riêng biệt. Khi tới tính tiền thì bỏ tât cả vào một túi nilon khác và xin thêm bỏ ngoài một túi nữa cho chắc chắn vì có thêm chai nước mắm sợ nặng rách túi.

Giảng viên trường đại học Victoria, Joanne Harvey gần đây có một cuộc khảo sát những nghiên cứu khoa học về tác hại của túi nilon trong mội trường cho thấy trong khi giá trị sử dụng của một túi nilon gói hàng chỉ kéo dài trong vòng từ 10-12 phút thì nó cần đến từ 100 năm trở lên để tiêu hủy. Những túi nilon dày thì thời gian đến vài thế kỷ.

Một người thải bao nhiêu túi nhựa đồ nhựa ra môi trường trong một đời người?

Không đếm nổi nhưng chắc chắn rằng xương người chết chôn trong đất trong trườgn bình thường thì chỉ cần một thận niên là tan rã.

Lý do những câu nói bảo vệ môi trường don't leave your foot print behind đừng để để mình chết đi mấy kiếp mà rác chúng ta thải ra vẫn còn hoài cho đời sau.

Đó là chưa kể đã có rất nhiều những con cá voi cá heo chết trôi dạt vào bờ trong bụng là hàng tấn rác nhựa.
Các sinh vật biển này chết vì sự thải rác của con người.

Có câu nói mà mọi người hay chia sẻ và cho nó là của bác học Einstein “Có hai thứ là vô cùng đó là vũ trụ và sự ngu dốt của con người” cũng có người nói là câu này của nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức Frederick S. Perl
Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I’m not sure about th’universe!

Từ hơn 2500 năm trước thì Đức Phật đã nói vũ trụ là vô tận, khi giảng về Kinh Kim Cang Thầy Tuệ Sỹ có nhắc điều này.

Trong cái sự vô hạn các vũ trụ đó thì như Kinh Phật nói mỗi con người là một tiểu vũ trụ, mỗi hạt hạt cát mỗi con kiến cái cây mỗi thực thế trong cái thế giới ta đang sống là một tiểu vũ trụ và tất cả cùng vận hành hài hòa để đem lại một môi trường sống cân bằng.

Và chỉ có sự cân bằng thì cỗ máy “con tạo” mới có thể tiếp tục xoay vần ổn định lâu dài và cỗ máy vũ trụ trong con người mới khỏe mạnh tránh bệnh tật và chết sớm.

Phó giáo sư Francisco Sanchez-Bayo của trường Đại học Sydney dự báo là có đến 40% các loài côn trùng trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt diệt trong vòng một thập niên tới

Nói theo Thầy Thích Phước An trong Kinh Đại Tạng bà mẹ của mặt đất điêu linh "chúng ta đừng vì sự sống của mình mà nhẫn tâm chà đạp và hủy diệt mọi sự sống khác trên mặt đất này" và đừng làm mẹ đât điêu linh vì sự vô tâm của con người.
Trong bài hát Nương Chiều của Nhạc sĩ Phạm Duy sau khi mô tả vẻ đẹp thuần khiết của một buổi chiều như bao buổi chiều bình an người theo trâu về sau một ngày cày cấy trên nương tiếng rục mỏ xa xôi của trâu về trong màu chiều rực bóng nương khoai trong ánh trăng tơ đang mọc len lỏi những nét khơi lam từ các “mái nhà sàn thở khói âm u” và trên cái nền đó là “áo chàm về quẩy lúa trên vai in hình vào sườn núi chơi vơi ơi chiều”. Một khung cảnh binh yên đến mộng mị.

Thế nhưng ngay trong khung cảnh rất thanh bình trong thời khắc tưởng như ngưng đọng đó thì nhạc sĩ cũng đã thảng thốt kêu lên

“Chiều ơi, biết chiều nào còn đứng trên nương, phố phường nhiều chiều vắng quê hương, chiều ơi, chiều ơi, chiều ơi.”

Người nghệ sĩ tài hoa có trái tim nhạy cảm và một sự rung động tinh tế có khả năng hoà với thiên nhiên với đât trời, kết nối lịch sử với tương lai biến mình thành một dấu kết nối giữa không thành có giữa thế giới suy tưởng thành văn chương nghệ thuật cho đời.

Trong bài Nương Chiều, từ thuở Việt Nam rừng còn nhiều và người còn hoà điệu với thiên nhiên, nhạc sĩ Phạm Duy đã cảm nhận sự thiên nhiên phải gạt nước mắt trước sự huỷ diệt của con người, và khi đánh mất thiên nhiên thì con người cũng chặt đứt mối dây liên hệ mật thiết thiêng liêng giữa con người và vũ trụ mà còn lại một bản ngã người sống nhanh về phía huỷ diệt.

“Phố phường nhiều chiều vắng quê hương” câu hát mang nhiều hàm ý, nói như Lama Govinda trong Con đường mây trắng thì “… Trong đời sống hàng ngày, tại những đô thị ám khói, dưới vùng đồng bằng chật chội con người vì quá bận rộn với những tham vọng tầm thường nhỏ mọn của đời sống vật chất, không mấy ai còn cảm nhận được (…) ý nghĩa của cuộc sống, và họ hầu như quên đi sự liên hệ giữa họ với thiên nhiên với vũ trụ.”

Đất Mẹ là từ được nói nhiều trong văn chương và thơ ca. Và Đất Mẹ trong đời thường kể cho ta nghe những về lòng từ bi vô hạn của đất với người.

Những câu chuyện về đất, nước cỏ cây muôn loài nói vơi người rằng vạn vật không vô tri vô giác vô cảm như người tưởng, lắng nghe Mẹ Đất để cúi xuống thật gần với Mẹ của bao la.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share