Hủy bỏ visa và trục xuất can phạm trọng tội?

Minister for Immigration Peter Dutton

Minister for Immigration Peter Dutton Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ liên bang hiện xem xét các luật lệ mới nhằm hủy bỏ visa của những người phạm trọng tội và thậm chí thủ tục trục xuất họ.


Việc nầy diễn ra sau khi có tin tức cho biết nội các chẳng có thể làm gì được đối với hàng chục ngàn người quá hạn visa tại Úc và theo sau các lời kêu gọi phải có những biện pháp cứng rắn hơn để tìm ra họ,

Tổng trưởng Nội An ông Peter Dutton nói rằng, các tội phạm không nên được trở thành công dân Úc và ông đề nghị một kế hoạch, nhằm tự động hủy bỏ visa của những người vi phạm các trọng tội tại Úc.

Tuyên bố với đài phát thanh 3AW tại Melbourne, ông Dutton nói rằng, những người như vậy không nên được tưởng thưởng, khi làm chuyện sai trái.

"99 phần trăm những người đến Úc đều làm những chuyện đúng đắn theo với luật pháp. Nếu không như vậy và phạm tội đối với một công dân Úc, thì họ có thể bị loại ra khỏi nước chúng ta".

"Thế nhưng có những luật lệ cũng như Hiến Pháp mà chúng ta phải tuân thủ một cách thích hợp và chính xác trong một vài trường hợp, điều nầy có nghĩa là chúng ta không thể loại trừ những người đó".

"Như tôi đã nói, dĩ nhiên việc nầy khiến cho chúng ta không thể làm được, nếu một số người trở thành công dân Úc thì tôi không nghĩ họ xứng đáng như vậy và chúng ta tìm cách để có thể cải thiện luật pháp", Peter Dutton.

Được biết việc hủy bỏ visa mới đây đã được một Ủy ban Quốc hội do đảng Tự do hướng dẫn, sẽ cho phép chính phủ quyền hạn để trục xuất những tội phạm ngoại quốc nhỏ đến 16 tuổi.

Hồi tháng giêng năm rồi, Tư lệnh Cảnh sát Victoria là ông Graham Ashton nói rằng, các di dân phạm các tội bạo động nên bị gởi trả về quê hương của họ.

Nhà cầm quyền Victoria đã đề nghị một số không rõ người lớn và thanh niên đến chính phủ liên bang, nhằm hủy bỏ một số visa cùng với lệnh trục xuất.

Ông Dutton hoan nghênh tiến trình như vậy.
 
"Việc hủy bỏ visa lên đến 1200 phần trăm, vì vậy chúng tôi có những nỗ lực phối hợp với lực lượng cảnh sát tiểu bang để xác định các mục tiêu cao nhất của họ, đó là trục xuất những người đó nếu họ không phải là công dân Úc và đã phạm tội đối với công dân Úc".

"Vì vậy những con số đó đã gia tăng đáng kể và tôi muốn tiếp tục chương trình, bởi vì tôi nghĩ chúng ta đang làm cho cộng đồng của chúng ta trở thành một nơi an toàn hơn", Peter Dutton.

Trong khi đó, đảng Xanh chống đối mạnh mẽ các đề nghị thay đổi của chính phủ, đối với luật lệ về quốc tịch, vốn đã bị bác bỏ tại Thượng viện.

Các đề nghị bao gồm việc đòi hỏi, các ứng viên sống tại Úc trong 4 năm với visa thường trú, trước khi có thể nạp đơn xin nhập tịch.

Ngoài ra còn có việc ngăn cản một số người với lịch sử gia đình luôn bạo động hay có dính líu đến tội phạm, đều không được nạp đơn xin nhập tịch.
"Chính sách của Lao động đi cùng với bước tiến của ông Peter Dutton, về chính sách giam giữ người tầm trú ở hải ngoại trên các đảo Manus và Nauru, vì vậy Lao động sẽ làm mọi chuyện nhằm tránh nói đến chuyện vi phạm nhân quyền, tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp trên đảo Manus và Nauru?" Nick McKim.
Các đề nghị còn nới rộng quyền hạn cuả ông Peter Dutton, tuy nhiên Thượng nghị sĩ Nick McKim của đảng Xanh cho rằng, Tổng trưởng Dutton đã có quá nhiều quyền hành rồi.

"Những gì đảng Xanh tin tưởng là một nền pháp trị, một tiến trình thích hợp và các quyết định hành chính công bằng".

"Nay ông Peter Dutton cho thấy liên tiếp trong những năm qua ông ta chẳng công bằng, ra các quyết định thực sự là trái luật và cuối cùng nhiều quyết định bị các Tòa án Khiếu nại Hành chính đảo ngược".

"Ông ta có các quyền hạn quá sức lớn lao, có quyền trục xuất người nào mà ông nói muốn trục xuất".

"Khó khăn là ông ta không xử dụng quyền hạn một cách hợp pháp và phù hợp với luật pháp", Nick McKim.

Còn Lao động cáo buộc chính phủ đã chú ý một cách không công bằng, về các tội phạm do di dân hay người tầm trú phạm phải, thế nhưng lại ủng hộ hành động hủy bỏ visa và trục xuất các tội phạm không phải là công dân Úc.

Nhật báo Daily Telegraph loan báo, các viên chức tại Bộ Nội An cũng muốn áp dụng đối với hàng chục ngàn người quá hạn visa, vẫn còn sống tại Úc.

Trong khi một phần tư di dân đến từ Mã Lai hay Trung quốc, có 5 ngàn người đến từ Mỹ và gần 4 ngàn người đến từ Anh quốc.

Hồi tháng 7 năm rồi, có gần 65 ngàn người có visa với thời gian hiệu lực chồng chéo lên nhau, phần lớn họ là du khách hay có visa du học.

Thượng nghị sĩ McKim nói rằng các con số cho thấy, chính phủ đã đổ lỗi sai lầm cho một lãnh vực trong cộng đồng.

"Nói chung, con số lớn nhất những người sống tại Úc bất hợp pháp là những người chủ yếu đến Úc bằng máy bay với visa hiện tại, rồi họ ở quá hạn khi visa hết hạn".

"Việc nầy rõ ràng cho thấy, chính sách được gọi là kiểm soát biên giới cuả ông ta, chỉ nhằm tấn công và ngược đãi những người đến Úc bằng thuyền, thì chuyện nầy chẳng có gì khác hơn là một sự che đậy lớn lao về mặt chính trị", Nick McKim.
Phe đối lập Lao động nêu lên các quan ngại về lương bổng, việc bóc lột công nhân và công nhân địa phương bị mất công ăn việc làm.

Trong một thông cáo, phía Lao động đổ lỗi cho chính phủ đã không làm đủ, trong việc giải quyết vấn đề.

"Các công nhân quá hạn visa tại Úc dễ dàng bị chủ nhân lợi dụng và bóc lột. Điều không chấp nhận được là có hàng ngàn người với visa quá hạn, hiện làm việc một cách bất hợp pháp trong những công việc, mà công nhân địa phương có thể điền vào. Dưới thời cua ông Turnbull và đảng Tự do, nước Úc hiện lâm vào cuộc đua ở tận đáy về lương bổng và điều kiện làm việc".

Còn Thượng nghị sĩ McKim nói rằng, trong khi có các quan ngại liên hệ trong vụ nầy, thì đó là những chuyện được nêu lên chỉ nhằm đánh lạc hướng, đối với vấn đề chính yếu mà thôi.

"Chính sách của Lao động đi cùng với bước tiến của ông  Peter Dutton, về chính sách giam giữ người tầm trú ở hải ngoại trên các đảo Manus và Nauru, vì vậy Lao động sẽ làm mọi chuyện nhằm tránh nói đến chuyện vi phạm nhân quyền, tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp trên đảo Manus và Nauru?" Nick McKim.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share