Nguồn nước sạch tương lai: hành động ngay

Dân làng PNG bơi đi lấy nước trong trận lụt 2007

Dân làng PNG bơi đi lấy nước trong trận lụt 2007 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Từ ngàn xưa nước là nguồn tài nguyên quí giá nhất của nhân loại, nhưng với khí hậu thay đổi như hiện nay, nguồn nước sạch ngày càng hiếm.Các cơ quan cứu trợ thế giới đang kêu gào phải hành động ngay, nếu nhân loại còn muốn có nước sạch mà dùng trong tương lai


Không có nước sạch, mỗi ngày có 800 trẻ em chết vì tiêu chảy.

Hiện nay trên thế giới có tới hơn 600 triệu người không tìm được nguồn nước uống an toàn.

Và 2 tỷ người khác không có được những phương tiện vệ sinh căn bản.

Trong khi một số quốc gia có nước sạch dùng thoải mái, một số các quốc gia khác lại không có.

Người đứng đầu các chương trình quốc tế, UNICEF của Úc là Felicity Wever cho biết việc phân phối nước không đồng đều có kết quả tàn khốc.
“Mỗi ngày, hơn 800 trẻ em dưới 5 tuổi chết do bệnh tiêu chảy liên quan đến nước không hợp vệ sinh và môi trường kém an toàn vệ sinh"Bà Fecility Wever
Papua New Guinea là nước dân chúng có mức độ được dùng nước sạch thấp nhất thế giới.

Hơn một nửa dân số của nước này bị mất nguồn nước uống hợp vệ sinh an toàn.

Giám đốc điều hành Paul Nichols của chương trình viện trợ Úc nói rằng, bị hạn chế dùng nước sạch ở Papua New Guinea gây ra những hậu quả xã hội và chính trị rộng rãi.

"Rất nhiều cô gái bỏ học ngay sau khi họ đến tuổi dậy thì, vì cha mẹ của họ và gia đình họ không bằng lòng cho con đến trường khi đang hành kinh " Giám đốc điều hành Paul Nichols

Ông nói rằng cơ quan viện trợ về nước đang thúc giục chính phủ Úc tập trung nỗ lực cứu trợ, cải thiện các dịch vụ làm sạch nước ở khu vực Thái Bình Dương.

"Chính phủ Úc có một vai trò rất quan trọng trong khu vực của chúng tôi để bảo đảm rằng các hệ thống y tế và hệ thống nước làm việc hiệu quả, vì đó là lợi ích trực tiếp của chúng tôi " Giám đốc điều hành Paul Nichols

Trước hêt Úc cần để bảo vệ nguồn nước ngay trong sông hồ nhà.

Nhưng Darren Perry chủ tịch Hội Thổ Dân Hạ Lưu sông Murray- Darling nói rằng trước hêt Úc cần để bảo vệ nguồn nước ngay ở sân sau của mình.

Ông Perry nói trên thực tế, thổ dân đã quen với việc dùng nước để duy trì hệ thống sông trong hàng ngàn năm.

 “Người thổ dân đã sống trên lưu vực,và dùng sông ngòi ở đây trong nhiều ngàn thế hệ, và chúng tôi đã không bao giờ quá lạm dụng những nguồn lực khiến chúng nằm trên bờ vực của sự sụp đổ." Ông Perry

Ông kêu gọi chính phủ tiếp tay với thổ dân bản địa để thực hiện một kế hoạch lưu vực nước bền vững trước khi các con sông cạn khô giòng.
 "Bây giờ, Chúng tôi đang đi vào một giai đoạn thực sự khô hạn.Và cực kỳ quan trọng khi chúng ta thực hiện các kế hoạch lưu vực để bảo đảm rằng có nguồn nước đầy đủ cho tất cả mọi người và sau đó, số một là cho môi trường.” Darren Perry chủ tịch Hội Thổ Dân Hạ Lưu sông Murray- Darling
Các cơ quan viện trợ quốc tế đang kêu gọi mọi người hành động ngay để bảo đảm sẽ dùng được một lượng nước tương đương như hiện nay trong nhiều năm tới.

BIến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất cho nguồn bước sạch.

Bà Felicity Wever của UNICEF cho biết biến đổi khí hậu, một vấn đề cần được giải quyết là mối đe dọa lớn nhất phổ biến nhất cho các nguồn nước sạch.

Biến đổi khí hậu tác động tới nguồn nước ở khắp mọi nơi.

Bà nói, chúng ta đang thấy hạn hán gia tăng và những loại thảm họa khí hậu ở Úc.

Bà nghĩ rằng thay đổi khí hậu là một cái gì đó mà chúng ta có kinh nghiệm và có thể làm được rất nhiều điều  để giải quyết.

 

 

 


Share