Giới chức Úc điều tra về trường hợp bị cục máu đông ít ngày sau khi tiêm vắc-xin Pfizer

Acting Victorian Premier James Merlino speaks to the media during the announcement of the next round of Change Our Game Making the Call participants at the MCG in Melbourne, Tuesday, April 13, 2021. (AAP Image/Luis Ascui) NO ARCHIVING

Acting Victorian Premier James Merlino speaks to the media. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Victoria sẽ chi hàng chục triệu đô la để phát triển các loại vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer và Moderna, trong khi các trung tâm chích ngừa quy mô lớn đang được nhanh chóng thiết lập trên khắp nước Úc.


Một nhân viên cảnh sát đang được điều trị cục máu đông tại bệnh viện Brisbane, ba ngày sau khi tiêm vắc-xin Pfizer.

Người đàn ông 40 tuổi này đã được đưa đến bệnh viện sau khi xuất hiện các cục máu đông vào thứ Tư (21/4) và hiện đang được điều trị.

Queensland Health và Cơ quan Quản lý Dược phẩm (TGA) đang tiến hành điều tra.

Phó Thủ hiến Queensland Steven Miles cho biết còn quá sớm để khẳng định liệu vụ việc có liên quan đến vắc xin Pfizer hay không.
Tuy nhiên, điều mà mọi người nên cảm thấy rất tự tin đó là các cơ quan y tế của chúng tôi quyết tâm điều tra bất kỳ sự cố nào như vậy, và sẽ cung cấp thông tin cũng như dữ liệu đó, trên phạm vi quốc gia và cả quốc tế.
Chính phủ Victoria sáng nay thông báo sẽ đầu tư 50 triệu đô la để phát triển và sản xuất vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA.

Công nghệ sản xuất vắc-xin nay co the duoc su dung một cách nhanh chóng, chi phí thấp, an toàn, và là nền tảng cho các vắc xin Pfizer và Moderna.

Quyền Thủ hiến James Merlino nói rằng việc này không thể chần chừ.
Mười hai tháng trước có thể là thời điểm tốt nhất để làm điều này. Nhưng thời điểm tốt nhất tiếp theo là ngay bây giờ. Ngay bây giờ chúng ta phải làm điều này.
"Chúng ta đã chứng kiến những thách thức trong nguồn cung toàn cầu. Chúng ta biết các lợi ích của việc sản xuất trong nước, và chúng ta biết các lợi ích của công nghệ này.”

Nước Úc hiện không có công nghệ sản xuất vắc xin mRNA trên quy mô lớn.

Tổng trưởng Y tế Greg Hunt nói với đài 3AW cho biết, chính phủ hỗ trợ "bất cứ điều gì" mà các tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ có thể bổ sung thêm vào phạm vi sản xuất công nghệ mRNA của chính phủ liên bang.

“Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận 12 năm, một thỏa thuận hàng tỷ đô la với CSL để tiếp nhận trong dài hạn các sản phẩm từ nhà máy sản xuất vắc-xin của họ. Điều đó cho phép họ tái đầu tư. Họ đang cân nhắc xem họ bào chế vắc-xin dựa trên công nghệ tế bào hay mRNA, chúng tôi sẽ để việc đó cho họ quyết định.”

Trong khi đó, Nội các quốc gia dự kiến sẽ công bố chi tiết, kế hoạch sửa đổi đối với chương trình triển khai triển vắc-xin vào ngày mai (Thứ năm 22/4).

Chương trình cần được sửa đổi sau khi lời khuyên y tế thay đổi, cho rằng Pfizer nên là vắc-xin cho người dưới 50 tuổi, và AstraZeneca được sử dụng cho người trên 50 tuổi do các vấn đề về cục máu đông.

Thư ký y tế liên bang, giáo sư Brendan Murphy nói trước một cuộc điều trần của quốc hội rằng, ông tin rằng hai giai đoạn đầu tiên của chương trình vắc xin - tập trung vào các trung tâm chăm sóc người cao niên, người khuyết tật và nhân viên tuyến đầu - sẽ hoàn thành vào tháng Năm.

Ông Murphy cho biết Úc đang khai triển vắc-xin với tốc độ tương đương các quốc gia khác, những nơi có số ca bệnh tương tự.

"Chúng ta có thể thấy rằng Úc đang đứng giữa một nhóm với nhiều quốc gia tương tự, với tỷ lệ chủng ngừa chắc hẳn cao hơn các quốc gia như Canada, New Zealand, Hàn Quốc."
Rõ ràng là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã khai triển sớm và rất nhanh chóng, bởi vì tình hình của họ buộc phải sử dụng khẩn cấp ở thời điểm đó. Nhưng chúng ta đang từng bước tăng cường việc khai triển và đang tăng dần các liều vắc-xin được chích ngừa.
Phó đề đốc Eric Young đã tham gia vào đội nhiệm vụ khai triển vắc-xin cùng với các thành viên khác từ lực lượng quốc phòng, để bảo đảm vắc xin có thể được phân phối một cách an toàn, hiệu quả trên khắp nước Úc.

Ông  Young cho biết Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc châu (TGA) trong tuần này sẽ tiến hành thử nghiệm hàng loạt đối với 173,000 liều vắc xin Pfizer và 468,000 liều vắc xin AstraZeneca.

“Mặc dù phức tạp nhưng chúng tôi có một nhiệm vụ rất đơn giản, đó là bảo đảm rằng chúng ta có thể nhận được các loại vắc xin và cung cấp đến khắp đất nước, để bảo vệ những người Úc dễ gặp rủi ro nhất. Và đó là những gì chúng tôi đang tập trung để thực hiện mỗi ngày.”

Giới chức y tế Úc hiện vẫn đang theo dõi tình hình tại New Zealand theo sau một ca nhiễm mới COVID-19 ở Auckland, tuy nhiên hành lang đi lại giữa Úc và NZ vẫn đang tiếp tục được duy trì.

Bộ Y tế New Zealand đã công bố trường hợp mới vào chiều thứ Ba, chỉ một ngày sau khi New Zealand bỏ yêu cầu kiểm dịch đối với du khách Úc. Cho đến nay, tất cả các tiếp xúc gần với ca bệnh này đều đã trả về kết quả âm tính lần 1.

Bộ Y tế NZ cho biết không có mối đe dọa nào từ ca nhiễm mới này đến các hành khách tới Úc, bởi người này không làm việc chéo giữa các khu vực khác nhau ở sân bay. Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định, việc này sẽ không tác động đến thỏa thuận đi lại giữa hai nước.
Khi chúng tôi mở hành lang đi lại, ở cả hai bên Úc và New Zealand, chúng tôi đều biết rằng sẽ có các ca nhiễm liên quan đến biên giới hai nước. Chúng tôi chấp nhận rằng đó sẽ là một phần trong hành trình này của chúng tôi.
Để tìm hiểu thêm về các hỗ trợ về y tế trong bối cảnh đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng việt, quý vị có thể ghé thăm địa chỉ sbs.com.au/coronavirus.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share