Giáo hội Công Giáo không thể ban phước cho hôn nhân đồng tính coi đây là 'tội lỗi'

The Vatican's Saint Peter's Square

An almost-empty Saint Peter's Square (Getty Images) Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tòa Thánh Vatican cho biết Giáo hội Công Giáo không thể ban phước cho những cặp đồng tính, vì Thượng Đế ‘không thể ban phước cho những tội lỗi’. Loan báo nói trên đã dập tan hy vọng của giới LGBTQI+ và những giáo dân ôn hòa, hy vọng về một giáo hội bao dung hơn.


Giáo hội có thẩm quyền để ban phước cho các cặp đồng tính hay không?

Đây là một vấn đề được đề ra trước Bộ Giáo Lý Đức Tin, vốn chịu trách nhiệm về việc bênh vực niềm tin và các giáo điều của Giáo hội Công Giáo.

Chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó là ‘KHÔNG’.

Phản ứng nầy đi kèm một bản tuyên bố dài 2 trang giấy.

Ông Robert Gahl là Phó Giáo sư về Đạo đức, tại Đại học Giáo hoàng Thánh Gia.

“Văn kiện mới nầy thực sự biểu lộ một tình cảm ấm áp và hoan nghênh mọi người, đặc biệt là những ai xem mình thuộc về cộng đồng LGBTQ”, Robert Gahl.

Thật khó để diễn giải lời tuyên bố nầy, là ấm áp và hoan nghênh.

Đáp ứng với việc ban phước cho các cặp đồng tính, bàn tuyên bố cho rằng Thượng Đế ‘không thể ban phước cho tội lỗi’.

"Vâng, văn kiện nầy cho biết đó là điều sai lầm do giáo hội là không thể ban phước cho các cặp đôi đồng tính, bởi vì đó không phải là chuyện có thể ban phước".

'Giáo hội không thể ban phước cho các cặp đôi nầy, vì giáo hội xem hôn nhân là điều thiêng liêng và các cặp đôi nầy không so sánh được với hôn nhân đúng nghĩa”, Robert Gahl.

Bản tuyên bố cho biết, ‘Hoàn toàn không có căn bản nào cho việc xem các cặp đồng tính, có tương tự trong cách thức nào ngay cả trong các ý nghĩ sâu xa của Thượng Đế, đối với hôn nhân và gia đình’.

“Vì vậy bản tuyên ngôn dạy rằng, giáo hội Công Giáo cho biết những gì hấp dẫn của người đồng tính là rối loạn, về bản chất nó bị rối loạn và ý nghĩa của điều đó là tính dục được tạo ra bởi tự nhiên".

"Nó được Đức Chúa Trời muốn dẫn đến sự sống để ban tặng cuộc sống, điều đó đòi hỏi sự bổ sung giữa người nam và người nữ”, Robert Gahl.

Còn bà Marianne Duddy-Burke là giám đốc của DignityUSA, một nhóm tranh đấu cho mọi người thuộc các khuynh hướng giới tính trong giáo hội Công Giáo.

“Tuyên bố của Vatican hôm nay là một đường lối đau buồn, trong đó cuộc sống và tình yêu của những người đồng tính nam, nữ, lưỡng giới và đổi giống, không được giáo hội của chúng ta nhìn nhận”, Marianne Duddy-Burke.

Trong khi đó, linh mục Bryan Massingale tự nhận là một phần của cộng đồng LGBTQ.

Ông cho biết rất thất vọng, cả về mặt cá nhân lẫn nghề nghiệp.

“Ước mơ của những người đồng tính nam hay nữ về tình yêu và tình cảm trong năm nay, lại được mô tả là tội lỗi".

"Việc nầy bóp chết các hy vọng, vì nó có nghĩa là một thứ gì đó bẩm sinh của con người, khát khao được yêu, khát khao được đồng hành, rồi thấy rằng việc đó là được mô tả trống rỗng là tội lỗi, thì điều đó không thể hữu ích chút nào”, Bryan Massingale.

Trong khi đó, nhận xét nổi tiếng cuả Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô trên chuyến bay từ Đại hội Giới Trẻ Thế giới tại Brazil năm 2013.

“Nếu một người đồng tính tìm kiếm Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai để phán xét anh ta?”, Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô.

Đến tháng 10 năm rồi, Ngài cho biết ủng hộ việc kết hợp dân sự, để bảo đảm sự an toàn và nhìn nhận hợp pháp của các cặp đôi đồng tính.

Thế nhưng, Ngài luôn luôn chống lại hôn nhân đồng tính.

Trong khi đó, Viện Truyền thông GLAAD đề nghị việc huấn luyện về mặt truyền thông cho cộng đồng LGBTQ và những người tranh đấu.

Giám đốc phụ trách Giáo dục và Huấn luyện là ông Ross Murray cho biết sắc lệnh nầy của Vatican là đáng thất vọng.

“Chúng ta nghe những câu như ‘Thượng Đế tạo ra bạn và tôi là ai để phán xét’, thế nhưng rồi chúng ta cũng nghe những câu nói thêm rằng, cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta là ‘rối loạn’, nên không đáng được ban phước”, Ross Murray.
"Vì vậy, tôi có nỗi lo sợ rằng, những hành động như thế này sẽ làm cho giáo hội ngày càng có vẻ kém tín nhiệm hơn, đối với ngày càng nhiều người tin tưởng như vậy”, Bryan Massingale.
Ông cho biết, đây là một phần kiểu mẫu của Giáo hội, qua việc thực hiện những tiến bộ nhỏ nhoi, trong khi lại có những bước thụt lùi lớn lao.

Tuy nhiên bà Andrea Rubera, thuộc hiệp hội toàn quốc Ý của cộng đồng LGBTQ Công Giáo, kêu gọi có ‘Những Bước Chân Hy Vọng’ và cho rằng, không thể phủ nhận tình trạng của những người đồng tính đã thay đổi, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô được bầu chọn.

“Theo ý nghĩa mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gọi mọi thứ bằng tên riêng của chúng, thì ngài là vị giáo hoàng đầu tiên dùng từ 'đồng tính' v.v ...

"Vì vậy, chắc chắn khả năng đã mở ra cho các giáo xứ và giáo phận, làm những điều cho những người đồng tính luyến ái".

"Thế nhưng về chủ đề chúc phúc, không gì có thể xảy ra theo nghĩa một cặp đồng tính chính thức, không có chỗ đứng trong con đường hiệp thông với nhà thờ, bởi vì tài liệu nói rằng mối quan hệ của họ được công nhận là 'rối loạn'”, Andrea Rubera.

Được biết trong số 195 quốc gia trên khắp thế giới, có 29 nước không còn xem hôn nhân đồng tính là một tội trạng.

Nước Úc trở thành một trong những quốc gia nói trên, sau khi người dân Úc bỏ phiếu chấp thuận hôn nhân đồng tính vào năm 2017.

Ông Francis DeBernardo là giám đốc tổ chức có tên là New Ways Ministry.

Ông tin rằng, lập trường của Vatican chống lại các cặp đôi đồng tính không khiến cho cộng đồng Công Giáo, ban phước cho các cặp trong cộng đồng LGBTQ.

“Những người trong băng ghế, biết những cặp đôi đồng giới".

"Họ xem tình yêu của họ như được thần thánh soi dẫn và hỗ trợ thiêng liêng, đó đã là một điều may mắn, Thượng Đế đã ban phước cho những cặp đôi này".

"Còn một nghi lễ, một nghi thức chính thức chỉ là sự công nhận phước lành đó và giáo dân biết điều đó, cũng như các mục sư biết điều đó".

"Tôi nghĩ họ sẽ tìm ra những cách sáng tạo, để tiếp tục ban phước cho những cặp đôi này, vốn là thành viên của cộng đồng”, Francis DeBernardo.

Thế nhưng linh mục Massingale lo sợ rằng, lập trường của Vatican sẽ đẩy các con chiên ôn hòa và tiến bộ ra xa hơn.

“Tôi nghĩ rằng, ở mức độ mà giáo huấn của giáo hội về luân lý tình dục bị coi là mâu thuẫn và thậm chí có phần đạo đức giả, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm xu hướng đó đối với nhiều người Công giáo, đặc biệt là những người Công giáo trẻ tuổi".

"Khi họ nói rằng, giáo hội này không thể hiện nhu cầu tâm linh và hiện sinh của tôi, hoặc các câu hỏi về các vấn đề đó".

"Vì vậy, tôi có nỗi lo sợ rằng, những hành động như thế này sẽ làm cho giáo hội ngày càng có vẻ kém tín nhiệm hơn, đối với ngày càng nhiều người tin tưởng như vậy”, Bryan Massingale.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share