Người đồng tính tại Tasmania có thể xin xóa các án tích về tội đồng tính trước đây

Same-sex marriage campaigner Rodney Croome

Same-sex marriage campaigner Rodney Croome Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người dân Tasmania nay có thể xin xóa các vi phạm khỏi lý lịch của họ do đạo luật về đồng tính trong quá khứ.


Việc nầy hiện được các nhóm nhân quyền hoan nghênh khi cho rằng tiến trình có thể giúp thay đổi cả một tiểu bang, vốn là nơi sau cùng bãi bỏ đạo luật về ngăn cấm đồng tính.

"Có nhiều điều bi quan trong thế giới ngày nay về việc liệu rằng các thay đổi xã hội có thể xảy ra hay không, và liệu rằng chúng ta có thực sự thay đổi mọi chuyện được tốt đẹp hơn hay không".

"Nếu có một từ nào có thể chứng tỏ điều đó, khi mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn, thì từ đó là Tasmania", Rodney Croome.

Đó là những lời của phát ngôn nhân Rodney Croome, của Nhóm Tranh đấu cho Quyền của Những Người Đồng tính

Vào năm 1997, Tasmania trở thành tiểu bang sau cùng hủy bỏ các án phạt về đồng tính, thế nhưng phải mất hơn 20 năm để những người vi phạm theo các đạo luật thời đó được đề cập đến.

Vào hôm qua thứ hai, người dân Tasmania nay có thể yêu cầu bãi bỏ các vi phạm do hành động đồng tính, khỏi hồ sơ lý lịch của họ.

Ông Croome là người đi đầu trong cuộc tranh đấu khổ cực để hủy bỏ các án hình sự liên quan đến hành vi đồng tính và ông cho biết tiểu bang nay đã chuyển mình.

"Tôi nghĩ rõ ràng Tasmania đã trở thành một xã hội dung thứ và hợp nhất hơn, qua hàng thập niên người dân Tasmania đã chối bỏ những những thuộc giới đồng tính để nay kết hợp chúng tôi".

"Tôi nghĩ đó là một câu chuyện quan trọng không chỉ cho cả nước Úc, mà cả thế giới nghe thấy", Rodney Croome.

Các nhóm tranh đấu đã ca ngợi tài lãnh đạo và tôn trọng lời cam kết của Thủ hiến Will Hodgman thuộc chính phủ Tự do đối với việc cải tổ nầy.

Cựu Ủy viên chống kỳ thị tại Tasmania là bà Robin Banks có liên quan đến việc dự thảo và tiến trình của luật lệ mới qua Quốc hội tiểu bang.

Bà cho biết các biến chuyển mới nhất cho thấy, những gì được xem là sự thay đổi quan trọng, đối với cộng đồng đồng tính tại Tasmania.

"Chúng tôi đã từ một tình thế hết sức bất lợi, liên quan đến thái độ đối với giới đồng tính và tôi nghĩ, có lẽ nhờ ở một tiểu bang hết sức tiến bộ, khi đáp ứng với các vấn đề về đồng tính hay đổi giống".

"Tôi nghĩ đó là một lời rao giảng thực sự cho mọi người liên quan đến trong cuộc thảo luận như vậy, đặc biệt từ cộng đồng của những người đồng giới đã vượt qua những chia rẽ hết sức sâu rộng", Robin Banks.
"Vì vậy nó có nghĩa là, đối với những người vẫn còn ở lại với chúng ta, việc nhìn nhận đó có nghĩa là cuộc sống của họ sẽ không bị tổn hại bằng cách nầy hay cách khác và đó là điều khá lớn lao trong đời", Robin Banks.
Bà Banks cho biết các luật lệ chống lại người đồng tính, vốn bao gồm việc trừng phạt những người đàn ông mặc quần áo phụ nữ trên đường phố, sẽ không bao giờ tồn tại.

"Việc đó không làm thương tổn cho bất cứ ai, đó là một tội ác không có nạn nhân và đó là một điều thực sự quan trọng cần nên nhớ và đó không phải là một tội ác trên khắp thế giới".

"Đặc biệt tại những nước theo thông luật hay common law, các nước xuất phát từ Anh quốc hay đế quốc Anh, chúng ta đã có các luật lệ trừng phạt những người đồng tính".

"Tôi thực sự muốn hỏi quí vị, 'có gì khác biệt đối với quí vị nếu một người nào đó yêu quí một người khác đồng giới", Robin Banks.

Trong khi đó, bà Lee Carnie thuộc trung tâm Luật Nhân quyền cho rằng, hiểu biết về sự bất công trong luật cũ tại Tasmania sẽ có một tác dụng thực tế đối với mạng sống của những người vi phạm theo luật nầy.

Thế nhưng bà hướng sự chú ý đến Tây Úc và lãnh thổ Bắc Úc, nơi các hành động tương tự vẫn chưa diễn ra.

"Đó vẫn là một hồ sơ hình sự và điều đó có nghĩa là nếu quí vị xin visa sang Mỹ và họ hỏi quí vị có từng phạm tôi không, quí vị phải cho họ biết đã từng bị một tội như kê gian hay đồng tính, là những tội trạng liên quan đến tình dục vốn bị các nhà cầm quyền khác xem là rất quan trọng và họ phải giải thích về chuyện nầy".

Bà Robin Banks cho biết sự thay đổi của Tasmania sẽ cho phép một số người gác lại những xáo trộn trong cuộc sống của họ vào thời điểm đó để bỏ lại đàng sau.

Thế nhưng bà nói rằng, với những người khác thì việc nầy đến quá muộn.

"Mọi người đã rời khỏi tiểu bang nầy và ra đi khỏi nước Úc và quí vị biết, rất buồn là họ đã kết liễu mạng sống bởi vì ảnh hưởng của việc trừng phạt đồng tính".

"Vì vậy nó có nghĩa là, đối với những người vẫn còn ở lại với chúng ta, việc nhìn nhận đó có nghĩa là cuộc sống của họ sẽ không bị tổn hại bằng cách nầy hay cách khác và đó là điều khá lớn lao trong đời", Robin Banks.
                    

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share