Tranh luận về hôn nhân đồng tính tiếp tục tại quốc hội

Ông Arthur Sinodinos nói chẳng có kế hoạch nào thay thế

Ông Arthur Sinodinos nói chẳng có kế hoạch nào thay thế Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Phe đối lập liên bang hiện thúc giục Thủ tướng Malcolm Turnbull, hãy nghe theo tiếng nói trái tim và cho phép mở cuộc bỏ phiếu tự do tại Quốc hội về bình đẳng hôn nhân.


Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về dự luật mở cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến người dân, về các luật lệ thay đổi về hôn nhân vào tuần nầy.

Thế nhưng có lẽ dự luật nói trên, khó có thể được thông qua tại Thượng viện.

Với việc Liên đảng đối diện một loạt các thử thách tại Quốc hội mà Liên đảng chỉ kiểm soát khít khao, Thư ký Nội các là ông Arthur Sinodinos muốn nói về những thắng lợi mà chính phủ đã đạt được.

"Tuần rồi quí vị thấy chính phủ đã thắng lợi, qua việc các luật lệ đã được thông qua".

Thế nhưng những gì sẽ không được thông qua là cuộc bỏ phiếu gây nhiều tranh luận về hôn nhân đồng tính.

Chính phủ hiện kiên nhẫn bất chấp việc thảo luận về dự luật tiếp tục diễn ra tại Quốc hội trong tuần nầy và ông nói rằng, không có kế hoạch thay thế nào khác.

"Kế hoạch B rồi C, D , E, là vẫn giữ dai dẳng các dự luật trong việc thông qua tại Thượng viện".

Dự luật mở ra một cuộc bỏ phiếu để hỏi ý kiến người dân dự trù sẽ được giới thiệu tại Quốc hội vào tuần nầy, ngay cả khi phe đối lập cho biết sẽ chống lại chuyện nầy.

Lao động cho biết sẽ tiếp tục đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu tự do tại Quốc hội, nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Phó Lãnh tụ đối lập Tanya Plibersek thấu hiểu việc ngăn chận một cuộc bỏ phiếu toàn quốc có nghĩa là đình hoãn việc thực hiện hôn nhân đồng tính trong nhiều năm nữa.

"Thông điệp mạnh mẽ ở đây là đúng vậy, mọi người ủng hộ hôn nhân đồng tính, thế nhưng không phải theo cách thức nầy".

Bà cũng chấp nhận rằng, việc cho phép bỏ phiếu tự do tại Quốc hội có thể gây nguy hiểm đến vai trò lãnh đạo của ông Malcolm Turnbull vốn ủng hộ hôn nhân đồng tính, trong một Liên đảng bị chia rẻ sâu xa.

"Đó là khó khăn của ông ta, với tư cách là một Thủ tướng, ông ta nên được phép làm những gì mà trái tim và khối óc của ông ta cho là đúng".

Ông Arthur Sinodinos nói rằng, Liên đảng hiện giữ vững lập trường trong việc hứa hẹn mở ra cuộc bỏ phiếu toàn quốc và thúc giục Lao động nên để cho tiến trình nầy được thực hiện.

"Sự kiện là các đảng phái chính trị từ thời nầy sang thời khác, đã đạt đến thỏa thuận để họ có thể giữ vững lập trường".

"Tôi giả thiết là nên hỏi Tanya Plibersek, Anthony Albanese, Bill Shorten và tất cả bọn họ là, hãy để cho chúng tôi giữ lời hứa".
Với việc Liên đảng đối diện một loạt các thử thách tại Quốc hội mà Liên đảng chỉ kiểm soát khít khao, Thư ký Nội các là ông Arthur Sinodinos muốn nói về những thắng lợi mà chính phủ đã đạt được.

"Tuần rồi quí vị thấy chính phủ đã thắng lợi, qua việc các luật lệ đã được thông qua".

Thế nhưng những gì sẽ không được thông qua là cuộc bỏ phiếu gây nhiều tranh luận về hôn nhân đồng tính.

Chính phủ hiện kiên nhẫn bất chấp việc thảo luận về dự luật tiếp tục diễn ra tại Quốc hội trong tuần nầy và ông nói rằng, không có kế hoạch thay thế nào khác.

"Kế hoạch B rồi C, D , E, là vẫn giữ dai dẳng các dự luật trong việc thông qua tại Thượng viện".

Dự luật mở ra một cuộc bỏ phiếu để hỏi ý kiến người dân dự trù sẽ được giới thiệu tại Quốc hội vào tuần nầy, ngay cả khi phe đối lập cho biết sẽ chống lại chuyện nầy.

Lao động cho biết sẽ tiếp tục đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu tự do tại Quốc hội, nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Phó Lãnh tụ đối lập Tanya Plibersek thấu hiểu việc ngăn chận một cuộc bỏ phiếu toàn quốc có nghĩa là đình hoãn việc thực hiện hôn nhân đồng tính trong nhiều năm nữa.

"Thông điệp mạnh mẽ ở đây là đúng vậy, mọi người ủng hộ hôn nhân đồng tính, thế nhưng không phải theo cách thức nầy".

Bà cũng chấp nhận rằng, việc cho phép bỏ phiếu tự do tại Quốc hội có thể gây nguy hiểm đến vai trò lãnh đạo của ông Malcolm Turnbull vốn ủng hộ hôn nhân đồng tính, trong một Liên đảng bị chia rẻ sâu xa.

"Đó là khó khăn của ông ta, với tư cách là một Thủ tướng, ông ta nên được phép làm những gì mà trái tim và khối óc của ông ta cho là đúng".

"Chúng ta sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến người dân nhanh chóng vào tháng 2 năm tới, nếu họ chịu giữ đúng lời hứa". Thư ký Nội các là ông Arthur Sinodinos.
Ông Arthur Sinodinos nói rằng, Liên đảng hiện giữ vững lập trường trong việc hứa hẹn mở ra cuộc bỏ phiếu toàn quốc và thúc giục Lao động nên để cho tiến trình nầy được thực hiện.

"Sự kiện là các đảng phái chính trị từ thời nầy sang thời khác, đã đạt đến thỏa thuận để họ có thể giữ vững lập trường".

"Tôi giả thiết là nên hỏi Tanya Plibersek, Anthony Albanese, Bill Shorten và tất cả bọn họ là, hãy để cho chúng tôi giữ lời hứa".

"Chúng ta sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến người dân nhanh chóng vào tháng 2 năm tới, nếu họ chịu giữ đúng lời hứa".

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Lao động Penny Wong nói rằng, các đảng viên Tự do hàng đầu ủng hộ hôn nhân đồng tính, nên vận động bên trong đảng để hủy bỏ đề nghị bỏ phiếu toàn quốc.

Thế nhưng bà tự bênh vực cho các lập luận của bà, khi chống lại bình đẳng hôn nhân hồi năm 2010, do lúc đó là chính sách của chính phủ Lao động.
          
"Khi quí vị là một Tổng trưởng trong nội các chính phủ, quí vị bị ràng buộc phải ủng hộ lập trường đó, thế nhưng những gì quí vị nên làm là thay đổi lập trường, bởi vì chủ trương đó sai lầm".

Chủ trương của Lao động đã được đồng ý trong đại hội toàn quốc hồi năm rồi, là các dân biểu sẽ bỏ phiếu theo lương tâm về vấn đề nầy, cho đến năm 2019.

Sau đó, họ bị buộc phải ủng hộ việc nầy, bất chấp quan điểm cá nhân của họ ra sao.

Việc đó trở thành một khó khăn, với một trong những người chống đối chính yếu của Lao động về hôn nhân đồng tính, là ông Don Farrell người chuyên môn vận động quyền lực trong đảng, cho đài SBS biết rằng, ông không đẩy mạnh việc thay đổi chuyện đó.

Về hai từ ngữ  "bình đẳng hôn nhân" và "hôn nhân đồng tính", giáo sư Margaret Someville thuộc đại học Y khoa Notre Dame tại Úc có các nhận xét.

Bà cho rằng, trong các cuộc họp báo mới đây, lãnh tụ đối lập Bill Shorten thường dùng từ "bình đẳng hôn nhân" và không hề xử dụng từ "hôn nhân đồng tính", khi chỉ trích chính phủ không cho phép tổ chức cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, trong khi chính phủ lại muốn đưa vấn đề để hỏi ý dân.

Bà cho biết việc chọn lựa từ ngữ phản ảnh các cảm xúc và trực giác, vốn là điều quan trọng trong việc quyết định về đạo đức và giá trị.

Như vậy tại sao những người tranh đấu cho "hôn nhân đồng tính" lại dùng từ "Hôn nhân bình đẳng"?

Theo bà trước hết, bởi vì việc đối xử bình đẳng thường có liên quan đến sự trong sáng mà đôi khi bị lầm lẫn là hôn nhân bình đẳng, vốn chuyển tải thông điệp là hôn nhân bị giới hạn đối với một người đàn ông và một phụ nữ, là không công bằng và hầu hết mọi người đã phản ứng đúng đắn đối với các hành động không công bằng.

Thứ hai, lời kêu gọi bình đẳng hôn nhân dính liền với các cáo buộc của các cặp hôn nhân đồng tính cho rằng, quyền kết hôn của họ trong các sắc tộc thiểu số, dẫn đến bình đẳng sắc tộc, mà nay được mọi người đều cho là sai lầm vì vi phạm nhân quyền.

Chiến thuật liên kết nầy, là một lực lượng mạnh mẽ trong việc hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính tại Bắc Mỹ.





Share