Lễ hội Garma quyết tâm tranh đấu cho người Thổ dân có tiếng nói tại Quốc hội

Yolngu people from north-eastern Arnhem Land perform the Bunggul traditional dance during the Garma Festival

Yolngu people from north-eastern Arnhem Land perform the Bunggul traditional dance during the Garma Festival Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đại hội Garma được tổ chức tại vùng đất Arnhem thuộc lãnh thổ Bắc Úc ở đông bắc nước Úc đã kết thúc.


Đây là lễ hội lần thứ 20, năm nay với chủ đề là ‘nói thẳng nói thật’.

Lễ hội Garma thu hút hơn 2 ngàn người, gồm các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp trên khắp thế giới, với mục tiêu cải thiện tình trạng bất lợi của người Thổ dân.

Hiệp hội có tên là Yothu Yindi tổ chức, điều hợp và đặt ra kế hoạch cho lễ hội, chủ đề năm nay là ‘nói lên sự thực’.

Chủ tịch hiệp hội là Denis Bowden cho biết, mục tiêu của hiệp hội là bảo đảm rằng người Thổ dân Úc có cùng phúc lợi và cơ hội như những người Úc khác.

“Chúng tôi hoạt động với một viễn tượng căn bản trong tâm trí của mình và trên căn bản mỗi ngày, chúng ta cố gắng đạt được viễn tượng đó không bao giờ dễ dàng".

"Chúng ta hiện chiến đấu cho sự thực 230 năm định cư đã qua, trong đó người Thổ dân và dân bán đảo Torres vẫn chưa được nhìn nhận trên chính đất nước của chúng ta”, Denis Bowden.

Được tổ chức tại thành phố Katharine thuộc lãnh thổ Bắc Úc, với người Thổ dân thì đại hội Garma đã trở thành tương đương với Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức hàng năm tại Davos ở Thụy Sĩ.

Được Hiệp hội Yothu Yindi gọi tắt là YYF tổ chức, phối hợp và lập trình toàn diện, Garma thu hút một tập hợp độc quyền gồm 2.500 nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh từ khắp nơi trên thế giới.

YYF cam kết cải thiện tình trạng bất lợi của người Thổ dân, bằng cách thu hút các nhà lãnh đạo kinh doanh, chính trị, học thuật và các lãnh đạo khác của xã hội để định hình các chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và các ngành khác.

Đại hội Garma tập hợp các nhà lãnh đạo kinh doanh, các nhà lãnh đạo chính trị quốc tế, trí thức, các nhà nghiên cứu và nhà báo để thảo luận về các vấn đề thiết yếu nhất đối với Úc.

Garma là nền tảng cho Davos của nước Úc, trong khi tại các hội nghị Thổ dân khác, mọi người sẽ tìm hiểu về các quyền và văn hóa bản địa, về những thách thức kinh tế, các bước cần thực hiện để đảm bảo có cơ hội kinh tế cho người Thổ dân, và đồng thời Garma cố gắng để tăng cường thiên tài văn hóa của người Thổ dân thông qua việc bảo tồn và duy trì một nền văn hóa hơn 50 ngàn năm tuổi.

Âm thanh cổ xưa của Yidaki với chiếc kèn didjeridoo, là một lời kêu gọi tất cả mọi người đến với nhau trong sự hiệp nhất, để thu thập cho việc chia xẻ kiến ​​thức và văn hóa; để học hỏi và lắng nghe lẫn nhau.

Hàng năm, tiếng kèn didjeridoo khởi đầu lễ hội Garma, lễ kỷ niệm hàng năm lớn nhất và sôi động nhất của văn hóa Yolngu, của thổ dân vùng Đông Bắc Arnhem.

Lễ hội Garma kết hợp nghệ thuật thị giác, kể chuyện cổ, múa bao gồm các vũ điệu hàng đêm nổi tiếng và âm nhạc, cũng như các diễn đàn quan trọng khác và các chương trình giáo dục và đào tạo liên quan đến du lịch, văn hóa, thủ công, quản trị và lãnh đạo thanh thiếu niên.

Trong khi đó, nhân vật nổi bật ở Cape York là ông Noel Pearson nói rằng, người Thổ dân không bao giờ ngừng tranh đấu cho việc có tiếng nói thường trực trong Hiến Pháp tại Quốc hội Canberra.

Ông cho biết, việc nầy diễn ra bất chấp sự phản bác của Thủ tướng Malcolm Turnbull đối với ‘Tuyên ngôn Uluru từ Con Tim’ hồi năm rồi .

Tuyên bố tại Garma, ông Pearson nói rằng sự hiện diện của người Thổ dân Úc trong 60 ngàn năm qua khiến họ có quyền về mặt đạo đức và lịch sử, để có được một cơ chế độc lập.

“Nếu Thủ tướng nói với quí vị rằng ‘Không, việc nầy không thể làm được’, thì quí vị sẽ làm gì? Hãy nói, được rồi, đó là quan điểm của ông, còn chúng tôi không muốn như vậy, chúng tôi không thể yếu kém đến thế”.
"Hãy cho phép mọi người làm chứng, kể lại, phục hồi và bảo tồn các câu chuyện nầy, cũng như để cho nước Úc biết về những chuyện đó”, Richard Flanagan.
Ông Pearson cũng nói rằng, người Thổ dân Úc cần chuẩn bị về mặt kinh tế cho tương lai của họ.

Ông chỉ trích những gì được gọi là ‘kỷ nghệ Thổ dân’ và nói rằng, có nhiều khoản chi tiêu hàng năm lên đến 30 tỷ đô la cho các vấn đề Thổ dân, chỉ đi vào các phí tổn và rất ít tiền bạc thực sự để giúp đỡ cho người Thổ dân.

Ông cho biết, các nhóm chống đối việc phát triển trên đất đai của người Thổ dân cũng giới hạn tương lai của người Thổ dân nữa.

“Đất nước nầy không thể chỉ là một sở thú dưới, các thể chế của một công viên quốc gia. Quốc gia nầy phải bao gồm cả chúng ta, những người dân của chúng ta".

"Quí vị không thể khoá mọi thứ cho được, bởi vì đó là những gì của đảng Xanh hay những người ở vùng đông nam Queensland muốn như vậy”, Noel Pearson.

Tổng trưởng phụ trách Thổ dân sự vụ là ông Nigel Scullion, ủng hộ những lời tuyên bố của ông Pearson.

Thế nhưng kế hoạch của ông nầy về việc nhìn nhận người Thổ dân trong Hiến Pháp, vốn được lập lại trong suối lễ hội, đã không được đề cập đến.

Ông Scullion cho đài Sky News biết rằng, trong khi điều nầy có thể đưa ra trong một cuộc trưng cầu dân ý trước cuộc bầu cử sắp tới, thì một kế hoạch chi tiết hơn cần được phát triển để được chấp thuận.

“Chúng tôi không nói rằng chúng tôi không mang vấn đề nầy ra trước một cuộc trưng cầu dân ý, chúng tôi nói rằng nếu chúng tôi có tiếng nói tại Quốc hội, đến người dân Úc thì chuyện nầy sẽ thất bại".

"Và điều đó là vô trách nhiệm, quí vị sẽ làm phiền chúng tôi đến chết, nếu chúng tôi làm bất cứ điều gì như vậy”, Nigel Scullion.

Văn sĩ Richard Flanagan lên tiếng tại lễ hội Garma vào thứ bảy vừa qua.

Ông tin rằng, nếu ‘Tuyên Ngôn Uluru từ Con Tim’ được chuyển đến mọi người thay vì đến các chính trị gia, thì Tuyên Ngôn nầy sẽ được chấp thuận.

“Tôi thực sự yêu thích ý kiến trong bản tuyên ngôn Uluru của Ủy ban Makarrata, cùng với sứ mạng nói lên sự thực nầy trên khắp nước Úc".

"Hãy cho phép mọi người làm chứng, kể lại, phục hồi và bảo tồn các câu chuyện nầy, cũng như để cho nước Úc biết về những chuyện đó”, Richard Flanagan.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share