Ăn uống thế nào tốt cho tim mạch? Hãy bớt ăn thịt

Milk bottles in a supermarket in Everton Park in Brisbane's northern suburbs

Milk bottles in a supermarket in Everton Park in Brisbane's northern suburbs Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hiệp hội Tim Mạch Úc châu vừa đưa ra khuyến cáo mới về việc tiêu thụ sữa, thịt và trứng với thông điệp dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tim mạch.


Hiệp hội Tim Mạch Úc Châu đã xét lại các khuyến cáo về số lượng sữa, thịt và trứng mà người dân Úc nên tiêu thụ.

Viện Sax được ủy nhiệm, để mở cuộc khảo sát về những bằng chứng khoa học liên quan đến các loại thịt đỏ chưa chế biến, gà vịt và sức khỏe về tim mạch, trong khi chính sách của Hiệp hội Tim Mạch và các nhân viên dinh dưỡng, xét lại các bằng chứng khoa học về trứng và sữa.

Một nhóm các chuyên gia về tim mạch và dinh dưỡng sau đó, thảo luận về các bằng chứng và cố vấn cho Hiệp hội về một lập trường sau cùng.

Tổng Giám Đốc của Hiệp hội Tim Mạch là ông Bill Stavreski, giải thích về vai trò của vấn đề dinh dưỡng đối với tim mạch.

“Những gì chúng tôi biết là mức dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tim mạch và góp phần cho bệnh tim".

"2/3 trường hợp bị bệnh tim có liên quan đến việc ăn uống thiếu chất, vì vậy nó có ảnh hưởng quan trọng trong cách sinh sống và tình trạng khỏe mạnh của chúng ta, Bill Stavreski”.

Khuyến cáo mới bao gồm việc bãi bỏ các giới hạn về loại sữa có nhiều chất béo, da ua hay yogurt và cheese đối với những người khỏe mạnh, đó là những người không có mức cholesterol cao, tiểu đường hay bệnh về tim mạch.

Ông giải thích về lý do đàng sau quyết định nầy.

“Bằng chứng cho thấy việc uống sữa full cream chẳng gây ra nguy cơ nào cả, vì vậy nó chẳng gây nguy hiểm cho tim mạch và cho vòng eo của bạn”.

Thế nhưng ông nói rằng, việc tiêu thụ các sản phẩm về sữa, kem, và bơ vẫn nên bị giới hạn.

“Các loại đó có mức mỡ bảo hòa cao và chúng ta biết sẽ gia tăng nguy cơ về bệnh tim, với bằng chứng về chuyện nầy rất mạnh mẽ".

"Cũng tương tự là các loại thịt đã được biến chế, như salami, hay ham".

"Chúng không chỉ dính líu đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh tim, mà còn các bệnh kinh niên khác như tiểu đường hay ung thư nữa”, Bill Stavreski.

Ông nói rằng Hiệp hội Tim Mạch nay khuyến cáo về việc tiêu thụ thịt bò, trừu, heo và thịt bê tươi nên được giới hạn ít hơn 350 gram mỗi tuần lễ.
"Một người trung bình sau khi mắc bệnh tim, sẽ chi tiêu trung bình 270 đô la mỗi tháng, cho thuốc thang và chữa trị”, Bill Stavreski.
Ông cho biết không có giới hạn về số lượng trứng, với một người Úc khỏe mạnh.

“Điều đó không có nghĩa là quí vị tiêu thụ trứng vào mỗi ngày, tất cả là do mức dinh dưỡng của những người khỏe mạnh nói chung".

"Bằng chứng cho thấy, chẳng có hậu quả tai hại do trứng gây ra với một người khỏe mạnh".

"Điều quan trọng nhất ở đây là những gì quí vị ăn với trứng, chẳng hạn như như hạn chế súc sích, thịt xông khói hay bacon, mà chúng ta thường dùng với trứng, mà nên thay thế bằng miếng bánh mì đủ hạt wholegrain và rau củ”, Bill Stavreski.

Tuy nhiên ông cho rằng, thay đổi đó áp dụng cho những bệnh nhân tiểu đường hay bị bệnh tim, là không quá 7 quả trứng mỗi tuần lễ.

“Những gì chúng tôi biết rõ là trứng, sữa và thịt tất cả đều là khẩu phần dinh dưỡng rất tốt nói chung, thế nhưng chắc chắn là quí vị nên nhìn vào mức dinh dưỡng của mình".

"Nó không chỉ là một loại thực phẩm duy nhất, hay một chất dinh dưỡng riêng biệt nào cả, vì vậy nên chắc chắn là quí vị ăn đầy đủ trái cây, rau củ và hạt nguyên vỏ”, Bill Stavreski.

Chủ tịch Hiệp hội Các Chuyên gia Dinh Dưỡng Úc châu là ông Phillip Juffs, hoan nghênh các thay đổi như vậy.

“Chúng tôi biết 60 phần trăm người lớn tại Úc hoặc quá ký hay béo phì, còn 25 phần trăm trẻ em cũng tương tự".

"Dinh dưỡng thiếu sót là một yếu tố hàng đầu dẫn đến béo phì và nó có tác dụng tai hại với nguy cơ ngày càng gia tăng như tiểu đường loại 2, vốn có khoảng một triệu người Úc bị bệnh nầy".

"Chúng ta còn biết bệnh tim mạch, vốn được Hiệp hội Tim Mạch Toàn quốc Úc châu xem đó là một mục tiêu chính yếu, do ảnh hưởng đến một trong 20 người lớn tại Úc và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong”, Phillip Juffs.

Ông thúc giục chính phủ liên bang, nên dùng các khuyến cáo của Hiệp hội Tim Mạch, đề xét lại Các Hướng dẫn về Dinh Dưỡng Cho Người Úc và giúp phát triển một chính sách dinh dưỡng mới toàn quốc, một điều đã không được thực hiện từ năm 1992 đến nay.

Ông cho biết trung bình, việc dinh dưỡng của người Úc bao gồm nhiều loại thức ăn nhanh chẳng lành mạnh chút nào.

“Đó không phải là trường hợp người dân Úc có các loại thực phẩm kỳ lạ ở đây, vốn là một phần ba những gì chúng ta ăn vào".

"Chúng ta đều biết hầu hết các thực phẩm tiêu thụ và thức ăn lành mạnh, đến từ các thực phẩm thiên nhiên".

"Những gì tôi gọi là thực phẩm biến chế là không lành mạnh, vì vậy thực phẩm nói chung là không được biến chế hay tinh lọc, cũng như ít chất sợi nhưng lại có nhiều muối”, Phillip Juffs.

Trong khi đó, ông Starvreski cho rằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn, có lợi về mặt tài chính cũng như về sức khỏe nữa.

“Nếu có người bị bệnh tim, thì một trong hai người sẽ không trở lại làm việc, hay có một số giờ giới hạn do điều kiện của họ".

"Một người trung bình sau khi mắc bệnh tim, sẽ chi tiêu trung bình 270 đô la mỗi tháng, cho thuốc thang và chữa trị”, Bill Stavreski.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share