Phong trào biểu tình chống Eurovision ở Israel diễn ra rầm rộ

Peace activists protest before the presentation of the 2019 Eurovision Song Contest participants in Tel Aviv, Israel, Sunday, May 12, 2019. (AP Photo/Oded Balilty)

Peace activists protest before the presentation of the 2019 Eurovision Song Contest participants in Tel Aviv, Israel, Sunday, May 12, 2019. Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vào đầu giờ sáng thứ Tư 15/5 theo giờ Úc, nữ ca sĩ đại diện cho nước Úc Kate-Miller Heidke sẽ biểu diễn trên sân khấu Eurovision ở Tel-Aviv trong vòng bán kết đầu tiên. Thế nhưng chủ đề bàn tán về cuộc thi năm nay cho đến giờ vẫn là một chiến dịch tẩy chay được thực hiện bởi những người ủng hộ vùng lãnh thổ Palestine.


Phong cách âm nhạc Maya Khaldi là một thế giới khác xa với nhạc pop mà khán giả thường được thưởng thức trên sân khấu Eurovision.

Thế nhưng cô ca sĩ kiêm giáo viên này có cảm xúc mạnh mẽ về việc Israel đứng ra tổ chức cuộc thi âm nhạc Âu Châu năm nay, và thực tế là không có quốc gia nào rút ra khỏi sự kiện này.

"Họ thấy những gì đang xảy ra, nhưng họ không muốn thay đổi. Nếu bạn là một nghệ sĩ có giá trị thì bạn cần phải có lập trường, bạn sẽ cần phải nói không với những gì bạn thấy là sai trái".

Phong trào với tên gọi “Boycott, Divestment and Sanctions" nhằm tẩy chay Eurovision, viết tắt là B-D-S đã thúc đẩy một chiến dịch  gây áp lực lên các quốc gia Châu Âu tham gia cuộc thi tại Tel Aviv.

Chính phủ Israel đã đáp lại  phong trào tẩy chay, với lời kêu gọi chống phân biệt đối xử bằng các chương trình quảng cáo mang tính tấn công.

Khi chúng ta gõ BDS, tên của phong trào tẩy chay trên google, thì kết quả tìm kiếm đầu tiên xuất hiện là quảng cáo cho Israel với tên gọi "Đẹp, Đa dạng và Giật gân- Beautiful,  Diverse and  Sensational".

Người chiến thắng của cuộc thi âm nhạc Eurosion năm ngoái nói rằng việc tẩy chay không phù hợp với các giá trị của sự kiện âm nhạc này.

"Khi họ tẩy chay ánh sang, Eurovision chính là lễ hội của hào quang, thì chính họ đang lan truyền bóng tối. Eurovision được thành lập sau Thế chiến thứ hai với mục tiêu hàn gắn vết thương chiến tranh, và đó chính là ánh sáng."

Chiến dịch tẩy chay có thể không đạt được mục đích cuối cùng là khiến các nghệ sĩ rút khỏi cuộc thi, nhưng nó đã gây sự chú ý cho công chúng.

Những nghệ sĩ tham gia vào Eurovision năm nay không được hỏi về các bài hát và trang phục của họ, mà đã chuyển sang đề tài về nhân quyền và cuộc xung đột này.

Chính quyền Palestine đang khuyến khích những người biểu diễn đến thăm Bờ Tây trong khi họ ở khu vực này.

Lama Nazeeh đại diện cho Bộ Ngoại giao Palestine: "Không chỉ tìm hiểu về vẻ đẹp của Tel Aviv, không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của việc nhảy múa trước hoàn cảnh bi kịch của nhiều người. Hãy đi đến các trạm kiểm soát, thăm các khu tái định cư và xem người Palestine vẫn sống trong các trại tị nạn như thế nào, họ bị từ chối tất cả các quyền của mình".

Share