Đến những vùng từng bị hỏa hoạn để giúp đỡ cho ngành du lịch địa phương

Smoke haze from bushfires is seen at Frankston Beach in Melbourne early in January

Smoke haze from bushfires is seen at Frankston Beach in Melbourne early in January Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ liên bang đã công bố gói phục hồi du lịch trị giá 76 triệu đô la để hồi sinh lĩnh vực này sau các vụ cháy rừng. Một phần lớn trong số tiền này được dùng cho một chiến dịch tiếp thị, mời gọi khách du lịch trong nước và quốc tế đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.


Chính phủ liên bang cho biết gói phục hồi du lịch trị giá 76 triệu đô la mới nhằm việc tái tạo lĩnh vực du lịch sau cuộc khủng hoảng cháy rừng.

Gói hỗ trợ bao gồm 20 triệu đô la cho một sáng kiến tiếp thị trong nước được phân phối trên toàn quốc và 25 triệu cho một chiến dịch quảng bá toàn cầu nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.

31 triệu đô la còn lại sẽ dành cho các sự kiện du lịch địa phương, truyền thông quốc tế và các sáng kiến phát triển thương mại du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Australian Tourism Exchange và thực hiện một mạng lưới ngoại giao để thông báo rằng ngành du lịch, giáo dục quốc tế và xuất khẩu của Úc đã sẵn sàng.

Tổng trưởng Du lịch Liên bang Simon Birmingham nói rằng ngành kỹ nghệ này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Chiến lược này nhằm cứu vãn  công ăn việc làm của người Úc trong các doanh nghiệp du lịch, ít du khách quốc tế đến Úc có nghĩa là ít thương vụ hơn. Điều đó đồng nghĩa ít việc làm hơn cho mọi người."

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng du lịch Úc đang đối mặt với “thách thức lớn nhất" do hậu quả của vụ cháy rừng.

Lĩnh vực này dự kiến sẽ mất bốn tỷ rưỡi đô la vào cuối năm nay, theo Hội đồng Xuất khẩu Du lịch Úc.

Giám đốc điều hành của Hội đồng Kỹ nghệ Du lịch Victoria, Felicia Mariani hoan nghênh thông báo này.

“Hầu hết ngành kỹ nghệ du lịch mất đi lợi nhuận một nửa, nếu họ không có thêm thu nhập trong giai đoạn này, những tháng đầu tiên của năm mới. Không chỉ mất đi một lượng khách đến thăm viếng mà nhiều nơi cũng mất đi hy vọng rằng khách du lịch sẽ tiếp tục tới khu vực của họ trong thời gian tới. 76 triệu đô la khổng lồ từ chính phủ liên bang sẽ cung cấp một sự thúc đẩy thực sự cần thiết cho ngành kỹ nghệ du lịch vào thời điểm khá ảm đạm.”

Chính phủ liên bang đã công bố thêm 192.000 đô la tài trợ, cho vay và hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, nhưng cả hai cam kết đều đến quá muộn đối với một số người.
76 triệu đô la khổng lồ từ chính phủ liên bang sẽ cung cấp một sự thúc đẩy thực sự cần thiết cho ngành kỹ nghệ du lịch vào thời điểm khá ảm đạm.
Bà Mariani cho biết thêm.

“Nhiều người trong số những người tôi nói chuyện cho biết  thật tuyệt khi chính phủ muốn quảng bá du lịch, nhưng thực tế là họ chỉ đủ sức giữ doanh nghiệp trong 4 tuần hoặc 8 tuần tới và phải đóng cửa sau đó. Họ là những chủ doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng để chờ đợi. Hiện tại họ đang mất đi doanh nghiệp của mình và cả tương lai. Họ khá bi quan về khả năng có thể bám trụ."

Danh tiếng của Victoria bị thiệt hại đảng kể, vốn là một điểm đến được ưa thích, khi các công ty du lịch trên toàn tiểu bang chứng kiến sự suy giảm đáng kể về lượt khách và số lượng đặt chỗ trước.

Du khách quốc tế đưa Úc ra khỏi kế hoạch du lịch, thậm chí với  các điểm đến không bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, với số tiền thất thoát khoảng 1 tỷ đô la từ các chuyến bay bị hủy trong mùa lễ.

Số lượng đặt chỗ từ Hoa Kỳ đến Úc giảm khoảng 40% và tại các thị trường trọng điểm khác giảm từ 30 đến 40%.

Ông Birmingham nói rằng người Úc nên đi du lịch để 'lấp đầy khoảng trống' của du khách quốc tế.

 

“Trong thời gian này, chúng tôi đang giải quyết một điều chưa từng xảy ra đối với ngành Du lịch Úc, một chiến dịch du lịch nội địa nhằm khuyến khích người Úc du lịch nhiều hơn và lấp đầy khoảng trống của khách nước ngoài. Trong khi đó, chúng tôi có thời gian để thị trường quốc tế phục hồi .”

Mặc dù một số người hoài nghi về chiến dịch tiếp thị toàn cầu với khách quốc tế.

Mới tháng trước, Tourism Australia đã bị chỉ trích vì các quảng cáo gây hiểu lầm là vẫy gọi du khách quốc tế đến đất nước này.

Được mệnh danh là "MateSong", video trị giá 15 triệu đô la, nổi bật với hình ảnh vui chơi trên bãi biển, bỏ qua thực tế của cuộc khủng hoảng cháy rừng đang tàn phá.

Sau khi phát hành quảng cáo vào tháng 12, ông Birmingham đã phản hồi trước các khiếu nại, trong đó ông nhấn mạnh sự cần thiết có một thị trường du lịch mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng.

Ông Birmingham nói rằng khoản tài trợ mới sẽ tập trung vào việc đưa "những hình ảnh tốt nhất về nước Úc ra thế giới", và không tập trung vào những người nổi tiếng.

"Chúng tôi sẽ không chi hàng triệu đô la cho việc trả tiền những người nổi tiếng đến thăm Úc. Đó không phải là vấn đề hiện tại. Quan điểm của chúng tôi là cẩn thận chi từng đô la để mọi người hiểu rằng Úc mở cửa kinh doanh, an toàn cho du khách đến thăm có thể mang đến cho mọi người trải nghiệm tuyệt vời."

Ông nói rằng sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực lâu dài để phục hồi sau khi truyền thông đưa tin rộng rãi về các vụ hỏa hoạn, 'khiến du khách tiềm năng sợ hãi'.

Ông Birmingham cho rằng người Úc nên hiểu rằng "hầu hết các khu vực của Úc vẫn an toàn để đến thăm".

Lãnh đạo đảng Xanh Richard Di Natale nói với ABC, tác động sâu rộng của các vụ cháy rừng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các hành động sâu lớn hơn.

"Chính phủ liên bang đã mất tích quá lâu. Một trong những động lực chính cho cuộc khủng hoảng này là sự đổ vỡ về chiến lược khí hậu của chúng ta. Và điều đó phải bắt đầu từ vấn đề khai thác, đốt và xuất khẩu than. Than đá là nguyên nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu."

Share