Eddie Jaku: Không bao giờ quên được cuộc thảm sát Holocaust

Holocaust survivor Eddie Jaku

Holocaust survivor Eddie Jaku Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người sống sót sau vụ tàn sát người Do thái của Đức còn gọi là Holocaust cùng các thân nhân đã tụ tập lại để kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz. Trong khi con số những người còn sống ngày một ít đi, những người còn lại nhấn mạnh về những ký ức và bài học từ vụ thảm sát nầy không bao giờ quên được.


Cụ Eddie Jaku chỉ còn vài tháng nữa là thọ đến 100 tuổi, thế nhưng cụ cho biết ký ức của cụ là trại tập trung người Do thái tại Auschwitz của Đức Quốc Xã.

“Auschwitz, Auschwitz quả là một trại tử thần. Tôi rất may mắn và tôi nghĩ đó là một phép lạ khi tôi còn sống sót”, Eddie Jaku.

Cụ cùng với gia đình và những người sống sót trong vụ thảm sát người Do thái hay Holocaust, để kỷ niệm 75 năm, kể từ ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz.

Một số người cho rằng, những kỷ niệm của họ bây giờ còn quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong số đó, có giám đốc Viện bảo tàng Do thái tại Sydney là ông Norman Seligman.

“Với sự gia tăng của chủ thuyết bài Do thái hiện nay và chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc nói chung, tôi nghĩ nhiệm vụ ngày nay là sự chịu đựng còn quan trọng hơn nữa”, Norman Seligman.

Có gần 400 người tham dự buổi lễ được tổ chức tại viện bảo tàng Do thái tại Sydney, trong đó hàng chục người là những người sống sót trong vụ Holocaust, cùng với vài người còn sống sau trại tử thần Auschwitz.

Cụ Eddie Jaku cho biết, cụ không bao giờ quên được quá khứ.

“Tôi không thể và sẽ không bao giờ tha thứ, cũng như không thể nào quên được".

"Tôi không bao giờ hiểu được, làm thế nào một dân tộc Đức sản sinh những nhân tài như Mozart và Beethoven, lại có thể là những tên sát nhân khủng khiếp như vậy”, Eddie Jaku.

Được biết có 6 triệu người Do thái bị thảm tử, trong vụ thảm sát Holocaust.

Đó là một trang trong lịch sử mà sau đó, đã trở thành gần gũi với nước Úc.

Ông Peter Wayne, chủ tịch của Hiệp Hội Những Người Sống Sót Do thái và Hậu Duệ tại Úc, giải thích.

“Tính theo đầu người, nước Úc có nhiều người sống sót trong vụ Holocaust hơn bất cứ quốc gia nào khác trừ Israel".

"Vì vậy chúng tôi tổ chức tại Úc một buổi họp mặt, để kỷ niệm cho những người sống sót, vốn có ảnh hưởng đáng kể”, Peter Wayne.
"Tôi có mặt ở đây để giúp các bạn được hạnh phúc, vì quí vị đang gặp gỡ một người hạnh phúc nhất trên trái đất, đó là tôi”, Eddie Jaku.
Con số những người sống sót sau vụ thảm sát Holocaust ngày càng ít đi, trong các buổi lễ kỷ niệm hàng năm và nay mai nó sẽ truyền lại cho các hậu duệ, để tiếp tục ngọn lửa truyền thống.

Anthony Levin là cháu của cụ Olga Horak, một người sống sót sau vụ Holocaust.

“Tôi tự cho mình là người lưu giữ các kỷ niệm về Holocaust".

"Tôi muốn có thể xúc tiến di sản đó, để các thế hệ tiếp nối có thể hiểu được sự kiện nầy và biết được nỗi khủng khiếp của Holocaust ra sao”, Anthony Levin.

Còn Marc là cháu của cụ Eddie Jaku, nói rằng có một trách nhiệm rộng lớn hơn.

“Tôi nghĩ đó là một trách nhiệm của tất cả chúng tôi, chứ không chỉ là dân tộc Do thái, tôi nghĩ đó là trách nhiệm của mọi người”, Marc Jaku.

Và mặc dù cụ Eddie Jaku đã gánh vác trách nhiệm trong suốt 75 năm qua, cụ không cảm thấy hề hấn hay nặng nhọc chi cả.

“Tôi rao giảng hạnh phúc, nếu tôi có thể làm cho một người đau khổ mỉm cười, thì tôi đã hạnh phúc".

"Hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống, mà nó nằm trong tầm tay của các bạn".

"Tôi có mặt ở đây để giúp các bạn được hạnh phúc, vì quí vị đang gặp gỡ một người hạnh phúc nhất trên trái đất, đó là tôi”, Eddie Jaku.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share