Đội tuyển Olympic Người Tị nạn 2024 nâng cao nhận thức về tình trạng di dời và xung đột trên khắp thế giới

Perine Lokure Nakang sits in blue stadium chairs.

South Sudan-born runner Perine Lokure Nakang fled war when she was seven and now she will be competing at the Paris Olympics. Source: Reuters

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đội tuyển Olympic người tị nạn đã đến làng Olympic ở Paris, như một phần của quá trình chuẩn bị cuối cùng trước lễ khai mạc. Đội tuyển gồm 37 vận động viên năm nay là đội đông nhất từ trước đến nay, phản ánh số lượng người tị nạn ngày càng tăng trên toàn thế giới.


Amir Ansari sinh ra ở Iran nhưng lớn lên ở Afghanistan. Vận động viên đua xe đạp này hiện đang sống ở Thụy Điển.

Anh sắp thi đấu ở Thế vận hội Paris, dưới một lá cờ khác.

"Tôi rất biết ơn và cảm kích chương trình này vì họ đã hỗ trợ các vận động viên, có một nơi để ngủ và tập luyện.”

'Đội Olympic Người tị nạn' được thành lập vào năm 2015 cho phép các vận động viên di dời trên khắp thế giới thi đấu ở cấp độ toàn cầu. Kể từ đó, đội đã phát triển nhanh chóng.

Các vận động viên có đủ điều kiện để thi đấu ở 12 môn thể thao khác nhau tại Thế vận hội, bao gồm quyền anh, điền kinh, đạp xe, bơi lội và cử tạ.

Eyeru Gebru đại diện cho Ethiopia. Cô chạy trốn khỏi đất nước của mình vào năm 2020-2021 do nội chiến.

Hiện đang sống tại Pháp, cô nằm trong số 37 vận động viên tị nạn cùng nhau tập luyện trước khi đến Paris.

“Việc được tham gia trại huấn luyện này trước khi chúng tôi đến Paris thật tốt và thực sự quan trọng. Bây giờ chúng tôi có thời gian để tìm hiểu nhau, chúng tôi sống ở các quốc gia khác nhau, ở đây chúng tôi đã gặp nhau.
Tôi hy vọng chúng tôi truyền cảm hứng cho những người tị nạn khác và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khiến đội tự hào.
Vận động viên Eyeru Gebru
Nhiều vận động viên có nguồn gốc từ Iran, Afghanistan, Syria, Ethiopia và Sudan.

Đội Olympic Người tị nạn IOC đại diện cho hơn 100 triệu người phải di dời trên toàn thế giới.

Quá trình lựa chọn đội dựa trên thành tích thể thao và tình trạng tị nạn của vận động viên, theo xác nhận của UNHCR, từ các quốc gia chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và bất ổn dân sự.

Xuất thân từ Nam Sudan, Perina Lokure Nakang đang thi đấu ở nội dung điền kinh 800m.

“Tôi chỉ có sự chuẩn bị thôi, tôi muốn luyện tập thật tốt, để đi và chạy. Sự chuẩn bị của tôi để cải thiện thời gian và giành chiến thắng, để có được vị trí số hai, số ba và số bốn.”

Đó là giấc mơ của Perina sinh ra ở Sudan, người đã bỏ trốn sang Kenya năm 7 tuổi sau một cuộc xung đột nội chiến.

Cô cũng như nhiều người khác tìm thấy niềm an ủi trong thể thao và nói rằng chạy bộ giúp cô vượt qua những thử thách cuộc sống trong trại.

Một thông điệp gửi tới hàng triệu người phải di tản trên khắp thế giới rằng họ không bị lãng quên.

Share