NDIS có thực sự đến tay người khuyết tật gốc di dân?

Saki Yamaoka co-manager of Multicap’s Monte Lupo Cafe with barista Bob Lokas. (Stefan Armbruster SBS News)

Saki Yamaoka, đồng quản lý tại tiệm cafe Monte Lupo của Tổ chức Multicap và barrista Bob Lokas Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những Tổ chức dành cho người khuyết tật cho biết họ thất vọng với Chương trình Bảo hiểm toàn quốc cho người Khuyết tật


Bà Saki Yamaok đang điều hành một tiệm café mỹ thuật rất đông khách bằng những kỹ năng mà bà học được tại Tổ chức dành cho người khuyết tật Multicap ở Brisbane.

Người phụ nữ gốc Nhật này bị đột quỵ khi còn nhỏ và hiện bà đang trông chờ vào Chương trình Bảo hiểm toàn quốc cho người khuyết tật, gọi tắt là NDIS, nhưng chương trình này làm bà bối rối.

“Tôi không biết nhiều về chương trình này, tôi chỉ được nghe chút ít về nó.”

Chương trình NDIS là một chương trình y tế được khởi xướng bởi chính phủ liên bang dành cho công dân Úc bị khuyết tật. Dự luật được trình lên Quốc hội vào năm 2012, theo đó, chương trình này sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho những người bị khuyết tật cũng như gia đình và người chăm sóc họ.

Chương trình này sẽ hỗ trợ khoảng nửa triệu người khuyết tật có độ tuổi dưới 65 được nhận sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng của cộng đồng sắc tộc Úc, Joe Caputo, nói rằng chương trình này sẽ không đến được tay những người khuyết tật.

“Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người khuyết tật đến từ các quốc gia không nói tiếng Anh và họ không hề biết gì về chương trình NDIS này.”

Trong suốt 3 năm thử nghiệm, chỉ có khoảng 1/5 số người khuyết tật đến từ các quốc gia không nói tiếng Anh được tham gia NDIS, và ông cho rằng điều này là không thỏa đáng.

“Điều này hoàn toàn đáng thất vọng, những người khuyết tật không được cung cấp đủ những dịch vụ mà lẽ ra họ phải được nhận.”
Trong suốt 3 năm thử nghiệm, chỉ có khoảng 1/5 số người khuyết tật đến từ các quốc gia không nói tiếng Anh được tham gia NDIS.
Vào thời điểm NDIS được giới thiệu hồi 3 năm trước, chương trình này cam kết tất cả người khuyết tật đều được tham gia và họ sẽ không lặp lại những sai lầm trước đây.

Chính xác điều đó có nghĩa là chương trình này sẽ bao gồm cả những cộng đồng đa văn hóa và đa ngôn ngữ.

Nhưng người đại diện cho các cộng đồng người khuyết tật không nói tiếng Anh là ngôn ngữ chính, chẳng hạn bà Maureen Fordyce của tổ chức Amparo thì lấy làm lo lắng.

Bà nói thậm chí việc tìm hiểu thông tin cơ bản từ trang web của NDIS cũng là điều khó khăn cho những người này.

“Tôi nghĩ rằng nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của họ thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin từ trang mạng.”
"Nhiều người khuyết tật và người chăm sóc họ không sử dụng mạng xã hội hay internet, vì thế họ sẽ không được biết về chương trình NDIS.", Giám đốc Hội đồng người Khuyết tật ở NSW cho biết
Theo thông tin từ ban lãnh đạo chương trình NDIS về những vấn đề đa văn hóa và ngôn ngữ, hay còn gọi là CALD, bà nói rằng tổ chức AMPARO của bà đang chờ một kế hoạch CALD.

“Theo tôi được biết thì kế hoạch CALD mà Cơ quan Bảo hiểm toàn quốc cho người khuyết tật đã phát triển vẫn đang nằm trên bản thảo.”

Giám đốc Hội đồng người Khuyết tật ở NSW thì cho biết nhiều người khuyết tật và người chăm sóc họ không sử dụng mạng xã hội hay internet, vì thế họ sẽ không được biết và chương trình NDIS.

Lãnh đạo của Tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật Multicap, bà Joanne Jessop nói rằng những người khuyết tật cảm thấy nản với chương trình NDIS.

“Chương trình NDIS cần phải nhanh chóng giải quyết kế hoạch cho các cộng đồng đa sắc tộc được tham gia, và sau đó thông báo trên toàn nước Úc để nhưng Tổ chức như chúng tôi  được thống nhất cách làm việc.”

Văn phòng NDIS từ chối phỏng vấn do đang giai đoạn bầu cử nhưng họ có văn bản trả lời như sau “Văn phòng NDIS đang làm việc chặt chẽ với những tổ chức về vấn đề đa văn hóa và ngôn ngữ để phát triển một kế hoạch cho vấn đề này, và chúng tôi sẽ công bố vào cuối năm nay.”

Dự kiến số lượng người khuyết tật thuộc nhóm đa văn hóa và ngôn ngữ sẽ chiếm khoảng 20% số lượng người tham gia NDIS trên toàn quốc khi chương trình này đi vào hoạt động toàn bộ vào giữa năm 2020.

Chương trình sẽ bắt đầu triển khai vào thứ Sáu ngày mai, và sẽ được triển khai theo từng giai đoạn  trên khắp nước Úc trong vòng 3 năm để bảo đảm chương trình sẽ thành công và bền vững.

 


Share