Dịch vụ tư vấn tâm thần cho đàn ông tị nạn

Layth Meghaizel (L) and Dhafer Shano

Layth Meghaizel and Dhafer Shano Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhiều nam giới ngần ngại tìm sự giúp đỡ khi mắc bệnh tâm thần. Đàn ông di dân còn ngần ngại hơn do khác biệt văn hóa. Nhưng mới đây một chương trình hỗ trợ cho nam giới nói tiếng Ả Rập đã được thành lập.


Tìm sự giúp đỡ cho sức khỏe tâm thần là điều khó khăn đối với hầu hết mọi người.

Đặc biệt, nhiều người đàn ông cảm thấy khó mở lời, nhưng đối với những người đàn ông di dân hoặc tị nạn, điều đó có thể còn khó khăn hơn gấp đôi.

Một số người tị nạn có kinh nghiệm sống trong chuyện này đã học cách tư vấn cho những người hiện đang đối mặt với bệnh tâm thần, tương tự như những người cố vấn đã từng trải qua khi họ mới đến Úc vậy.

Dhafer Shano và Layth Meghaizel rời bỏ Iraq đến Úc vào năm 2017 và kể từ đó trở thành bạn. Họ không chỉ hỗ trợ nhau mà giờ đây, giúp đỡ những người tị nạn khác nữa.

Dhafer là một chuyên viên tư vấn mới được đào tạo, làm việc với những người tị nạn đến từ Iraq đang sinh sống ở tây Sydney. Anh nói rằng chỉ cần lắng nghe những rắc rối của người khác là đã giúp họ được rồi.

"Ở bên cạnh là rất quan trọng để có thể lắng nghe nhau và tìm ra cách để bạn có thể giúp họ, đó là những cách phù hợp để giúp họ và đừng phán xét. Đừng phán xét họ, hãy cố gắng giúp họ. Chúng ta luôn luôn, khi chúng ta nói chuyện với ai đó, điều đầu tiên chúng ta làm là ít nhiều phán xét, nhưng với tư vấn, bạn chỉ cần lắng nghe và lắng nghe và lắng nghe, và cởi mở và lắng nghe. Và đừng phán xét bất cứ ai vì tất cả chúng ta, chúng ta chỉ là con người.” 

Dhafer, anh trốn khỏi Iraq vào năm 2014 sau khi gặp đe dọa. Không biết ai đó đã để một viên đạn trước cửa nhà anh.

"Vào tháng 2 năm 2014, tôi đang ngồi trong cửa hàng của tôi thì có một người đến, ông ta mặc đồ đen."

Người đàn ông mặc đồ đen có một thông điệp cho Dhafer. Anh ta nói rằng Dhfer nên rời đi, một điều mà Dhafer rất biết ơn bởi vì có những người không nhận được lời cảnh báo nào cả, cứ vậy biến mất thôi.

"Tôi mỉm cười và nói với ông ấy, cảm ơn ông. Người đàn ông này là ai? Nhưng tôi đã biết từ kinh nghiệm của mình, tôi biết những gì đã xảy ra với những người hàng xóm của mình. Ngay ngày hôm sau, tôi thấy dưới cửa một viên đạn được gói trong một miếng giấy. Khi bạn nhận được nhắn gởi như vậy có nghĩa là bạn chi có 48 tiếng để rời đi, hoặc một viên đạn thế này sẽ ghiêm vào đầu bạn."

Vào thời điểm đó, Dhafer điều hành một cửa hàng sửa chữa tivi bận rộn ở Baghdad, nhưng anh ta ngay lập tức cùng vợ bỏ trốn đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự đe dọa không còn nữa nhưng nhiều năm sau, ký ức và ác mộng về những trải nghiệm ở Iraq vẫn theo ám ảnh anh.

"Ác mộng đến tôi nhìn thấy viên đạn khi màn đêm buông xuống khiến nhảy ra khỏi giường hét lên. Nó giống như một cơn hoảng loạn, hoảng sợ, hoảng loạn. Và điều này tiếp tục diễn ra hàng đêm, mỗi đêm, mỗi ngày cho đến bây giờ."

Dhafer và Layth trong số chín người đàn ông đã tham gia chương trình tư vấn dành cho nam giới Ả Rập mới ở phía tây Sydney.

Layth đang gặp khó khăn khi tìm việc làm. Anh hy vọng sẽ lấp đầy thời gian của mình bằng cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự như anh.

"Tôi đã sẵn sàng trở thành huấn luyện viên cùng với những người khác, bởi vì khi tôi mới đến Úc, tôi cần mọi người giúp đỡ tôi và bây giờ tôi đủ điều kiện để giúp mọi người. Chúng tôi đã tham gia một khóa học dự bị cho thực tập sinh và chúng tôi đã được đề cử, khoảng chín người."

"Khóa học diễn ra trong sáu tuần, mỗi tuần một lần và các bài giảng khá xuất sắc và người hướng dẫn rất thành thạo. Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều từ khóa học. Chúng tôi đã thảo luận về cách chuẩn bị cho các học viên tương lai, cách giải quyết vấn đề, vấn đề của mọi người, cách gặp gỡ giải quyết những người có vấn đề, cách tiếp cận họ lúc đầu, cách nói chuyện với họ, cách tư vấn cho người đó, và cuối cùng có thể đào tạo người khác."

Dhafer và Layth sống gần Fairfield, một trong những vùng ngoại ô đa dạng nhất của Úc, nơi một nửa dân số 200.000 người sinh ra ở nước ngoài và nói 120 ngôn ngữ khác nhau.

Người sáng lập chương trình Ian Westmoreland hy vọng sẽ giúp những người tị nạn thích nghi tốt hơn với cuộc sống ở một vùng đất mới. Ông hiểu những thách thức mà những người mới đến phải đối mặt.

"Thực sự bản thân tôi lúc đó cũng đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Tôi đi tìm một chuyên viên tư vấn và tôi đã tìm kiếm trên internet xem có tổ chức nào có thể hỗ trợ tôi với tư cách là một người đàn ông nhưng tôi vô cùng thất vọng khi thấy không có tổ chức nào. Vì vậy, nó thúc đẩy tôi viết một dự án và cuối cùng là thiết lập mạng lưới tư vấn cho đàn ông di dân tị nạn."

Ian cho biết một trong những thách thức mà những người mới đến phải đối mặt là tìm công việc sử dụng chuyên môn của họ.

"Những người đàn ông này đến từ một nơi vốn được coi trọng vì tuổi tác, trí tuệ và văn hóa riêng của họ. Nhưng khi họ đến Úc, bằng cấp của họ không được công nhận. Họ thường không thể kiếm được những công việc có ý nghĩa. Trong cộng đồng, họ không nhận được tôn trọng như ở quê nhà. Vì vậy, đó là một thách thức thực sự cho những người này."

Nhiều buổi hội thảo đào tạo được lên kế hoạch và Ian hy vọng sẽ giúp đỡ được nhiều người khác nữa.

"Chúng tôi rất muốn triển khai chương trình này trên khắp nước Úc cho các nhóm ngôn ngữ khác."

Hiện tại, Dhafer và Layth đã tìm thấy chút bình yên, mặc dù họ rất nhớ quê hương đất nước của mình. Layth mong mỏi được gặp con trai và cháu trai của mình, trong khi Dhafer than thở Iraq bây giờ không còn được thanh bình. Vì vậy, anh hy vọng có thể giúp những người Iraq tìm thấy sự bình yên ở Úc.

"Điều quan trọng nhất ở đây là hòa bình. Chúng ta có hòa bình. Chúng tôi đã mất hòa bình trên đất nước của chúng tôi. Không có hòa bình. Ở đây chúng tôi tìm thấy hòa bình. Đây là điều quan trọng cho các con tôi."

 


Share