Cương Lĩnh Đảng Cộng Sản, Mặt Trận và Tôn giáo

Hòa Thượng Thích Thanh Quyết bên bức tranh Khảm Hồ Chính Minh bên cạnh Đức Phật

Hòa Thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bên bức tranh khảm Hồ Chí Minh bên cạnh Đức Phật, Phật Đản 5/2018 Source: PGVN

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Mặt trận hóa tôn giáo và biến tôn giáo thành một thành công cụ cai trị và tuyên truyền là điều có thể thấy rất rõ tại Việt Nam hiện nay. Cương Lĩnh Đảng đăng trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam trong tiêu đề 'Chúc Mừng Năm mới 2020' nêu rõ điều đó. Nỗ lực của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam hòng đưa một tiếng nói chính đạo trước những vấn đề vốn đang bị bóp méo bởi những chức sắc tôn giáo nhà nước.


Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam là sự hình thành của các vị tu sĩ từ các tôn giáo chính của Việt Nam chỉ muốn tu hành theo lời của Đấng Thế Tôn của họ chứ không muốn tu theo chỉ đạo của Đảng.

Đây là một nỗ lực của các chức sắc tôn giáo chính tại Việt Nam bao gồm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo hòa Hảo Thuần Túy, Cao Đài Chân truyền, Tin Lành và Công giáo.

Chính quyền vừa đánh vừa xoa, biến tôn giáo thành công cụ cai trị và tuyên truyền là điều có thể thấy rất rõ hiện nay tại Việt Nam.

Báo chí trong nước đưa tin, nhân Giáng sinh, ngày 24/12 Thượng tọa Thích Thanh Quyết Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đoàn đại biểu của Giáo hội thăm và chúc mừng giáo xứ Hà Nam và Quảng Ninh.

Tuy nhiên cùng thơi gian thì cộng đồng mang lan tỏa một clip giảng Pháp của Hòa Thượng Thích Nhật Từ, trước hàng ngàn tín hữu nói rằng Chúa Jesus không phải sinh ra vào đêm 24/12, và là Phật tử thì không nên đón Giáng sinh, gây hoang mang cho nhiều người.

Trong ngày 26/12 Hội Đồng Liên Tôn đã gởi thiệp Giáng sinh viết bằng tiếng Anh và Việt tới công chúng với lời chúc mừng như sau, "Kính chúc quý Chức Sắc và Đồng Bào an khang hạnh phúc. Đất nước sớm được tự do dân chủ."

Dưới tấm thiệp là tên Đồng chủ tịch Hòa Thượng Thích Không Tánh, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Chánh trị sự Húa Phi ông Lê Văn Sóc, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa và Chánh thư ký ban trị sự TW Giáo hội Phật giáo hòa Hảo Thuần Túy Lê Quang Hiển.
Một vụ việc khác gần đây có thể kể đến như tính chấp pháp lý và tự do tôn giáo trong vụ Tịnh thât Bồng Lai ở Long An.

Đây là một ngôi tịnh thất của người tu tại gia chuyển nhà riêng thành nơi thờ phượng và tu hành, không nằm trong hệ thống giáo hội.

Nói về tính hợp pháp của tịnh thất, Hòa Thượng Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Phó Ban Phật giáo quốc tế GHPGVN, nói vơi VTV rằng, "muốn tu hành phải làm đơn xin phép". và phải làm "hiến đât tịnh thât cho Giáo Hội".

Ngày 25/12, Hội Đồng Liên Tôn cũng đã có bản lên tiếng về pháp lý Tịnh thất Bồng Lai và nêu rõ, Việt Nam chưa có nhân quyền và tự do tôn giáo nên thường xảy ra những vi phạm, tranh chấp về nhân sự và cơ sở tôn giáo.

Một sự lên tiếng đúng lúc cho một vấn đề dễ bị mượn tiếng để nhập nhằng lấn lướt vi phạm nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng mà Việt nam đã ký kết với quốc tế.

Có phải Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quyết rằng "muốn đi tu phải làm đơn" và phải "hiến đât cho Giáo hội" mà vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng?

Có thể kể đến việc 15 ngôi tịnh thất, chùa trên núi Thị Vải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang đứng trước nguy cơ bị chính quyền cưỡng chế.

Một trong các ngôi chùa đó có tịnh thất của Thầy Thích Minh Trí, ông nhận được giấy của chính quyền yêu cầu phải tự tháo dỡ hạn chót là ngày 10/07/2018. 

Phải nhờ luật sư và công luận can thiệp thì vụ việc mới nguôi phần nào.

"Một đôi dép đứt tôi còn vá lại để mang huống hồ ngôi thất này đã gắn bó với tôi từ bấy lâu này. Tôi sẽ không tháo dỡ và cũng sẽ không đi đâu hết. Cũng chẳng còn chổ nào mà đi cô à. Nếu ngôi chùa mà đi thì chắc tôi cũng sẽ đi luôn." Đó là lời của Thầy Thích Minh Trí  76 tuổi trước quyết định buộc tháo dỡ chùa.

Giáo hội Phật Giáo VIệt Nam đã không làm gì. Các tu sĩ trong chùa khi nghe quyết định giải tỏa "đã tự động biến mất khỏi chùa" để lại một mình thầy Thích Minh Trí với ngôi thất trên núi và cái chân thương tật vì té ngã.
Một ngôi tịnh thât khác ở thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, ngôi chùa Sơn Linh Tự do Thượng toạ Thích Đồng Quang trụ trì, ngày 11/1/2019 đã bị chính quyền huy động một lực lượng hùng hậu đến đập phá.

Thượng toạ Thích Đồng Quang trụ trì chùa Sơn Linh cho SBS biết, vì muốn tu một mình không muốn vào Giáo Hội Phật giáo quốc doanh mà chính quyền thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã huy động một lực lượng hùng hậu để đập phá ngôi chùa nhân lúc sư thầy này đi chữa bệnh.
Những ngôi chùa lâu đời hơn như Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm Quận 2 Sài Gòn của Hòa Thượng Thích Không Tánh có 70 năm tuổi bị giải tỏa trắng.
Chùa An Cư của Thầy Thích Thiện Phúc ở Sơn Trà Đà Nẳng cũng bị giải tỏa trắng.

Cả Liên Trì và An Cư cùng các nhà sư trụ trì đều thuộc Giáo Hội Phật Giáo VIệt Nam Thống Nhất có từ trước năm 1975.
Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam trong Tiêu đề Chúc Mừng Năm mới 2020 ra ngày 2/01/2020, có đăng tải 'Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội', Cương Lĩnh này cũng đã được đăng trên Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó khẳng định rằng:

"Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. "

"Cương lĩnh của Đảng là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những thập kỷ tới."

Vậy, các tôn giáo ở Việt Nam được đặt nằm ở trong Cương lĩnh đường lối của Đảng Cộng Sản như thế nào?

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, một học giả uyên bác về Phật học, người từng bị chính quyền Cộng sản bắt giam và kết án tử hình vì bât hợp tác với chính quyền, nhờ sự vận động của quốc tế mà bản án xuống còn còn chung thân khổ sai và sau chính quyền phí phóng thích ông tại nhà từ Ba Sao vào năm 1998.

Trong bài viết "Đạo Pháp Dân Tộc Chủ Nghĩa Xã Hội: Biến Thái Của Phật Giáo Việt Nam Hiện Tại", Thầy Tuệ Sỹ thuật lại việc vào năm 1978, ông Mai Chí Thọ, bấy giờ là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố HCM, nói thẳng với Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện trượng Viện Hóa đạo rằng, “Các thầy chỉ có hai con đường, theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó.”

Hòa thượng Thích Trí Thủ trả lời, "Không theo cũng không chống". Tuy nhiên, như Thầy Tuệ sĩ nói trong bài viết của mình rằng đối với Đảng Cộng sản thì "không có con đường thứ ba".  

Sau đó thì Thầy Tuệ Sỹ bị bắt bỏ tù và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời vào năm 1982.

Với Công giáo thì lại khác.

Theo Thầy Tuệ Sỹ, dù Ban Liên lạc Công giáo Yêu nước hoạt động rất tích cực ngay từ những ngày đầu nhưng đã không thể đưa được Hội đồng Giám mục vào trong Mặt trận Tổ quốc.

Trong khi đó, Phật giáo, cũng như sau đó Hòa hảo và Cao Đài đều lần lượt trở thành một bộ phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc.

"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận."

Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với Tiêu đề Chúc Mừng Năm mới 2020 ra ngày 2/01/2020 trên "Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam" nói rõ.

Trong tình hình mà tôn giáo trở thành công cụ và chức sắc tôn giáo trong hệ thống nhà nước có những hành vi và tuyên bố làm hoagn mang dư luận thì việc các vị tu sĩ trong Hội Đồng Liên Tôn lên tiếng trước những vấn đề đạo pháp và xã hội là một nỗ lực soi sáng vào các tuyên bố mị dân của chức sắc tôn giáo nằm trong hệ thống Mặt Trận, một tổ chức Đảng như chính Cương Lĩnh Đảng khẳng định trong ngày đầu Năm mới 2020.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share