Cuộc sống sẽ thay đổi ra sao khi chúng ta đều chủng ngừa?

A French passport and an international certificate of vaccination

A French passport and an international certificate of vaccination Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chương trình chủng ngừa COVID-19 tại Úc, hiện tiến hành với hàng ngàn người sẵn sàng nhận được mũi chích đầu tiên. Nhiều người Úc hy vọng chuyện nầy sẽ đủ cho nước Úc mở cửa lại với phần còn lại của thế giới, thế nhưng có đúng như vậy không? SBS News hỏi chính phủ liên bang và các chuyên gia về một số câu hỏi hàng đầu, với việc đi lại và cách ly, trong một thế giới sau khi đã chủng ngừa.


Biên giới quốc tế của Úc đã đóng lại, đối với phần lớn cho những người không phải là công dân hay thường trú nhân Úc, kể từ tháng 3 năm rồi.

Chính phủ liên bang mới gia hạn thời gian khẩn cấp thêm 3 tháng, cho đến ngày 17 tháng 6 năm 2021, có nghĩa là các chuyến du lịch quốc tế vẫn còn bị cấm, đối với những ai không đủ tiêu chuẩn để xin ngoại lệ, cho đến giữa năm là sớm nhất.

Nhiều người dân Úc hy vọng, việc chủng ngừa vắc xin sẽ đủ cho nước nầy mở cửa lại với thế giới bên ngoài, điều nầy có đúng không? Thế nhưng, không hẳn là vậy.

Một phát ngôn nhân Bộ Y Tế cho biết chính phủ hy vọng rằng, trong khi đại dịch COVID-19 tiếp tục là một nguy cơ đáng kể cho sức khoẻ công cộng trên khắp thế giới, mọi người đến Úc cần phải thực hiện những gì được gọi là ‘giảm thiểu nguy cơ một cách thích hợp’.

Tiến sĩ Fiona Stanaway là một chuyên gia dịch tễ, tại phân khoa Y tế Công cộng thuộc đại học Sydney cho biết, một số yếu tố cần được xem xét trước khi mở cửa lại biên giới nước Úc.

“Biên giới được đóng chặt hiện giảm bớt các nguy cơ của chúng ta và một số chuyện liên quan đến vấn đề nầy".

"Vì vậy, một sự kiện là: thực sự đại dịch diễn ra thế nào tại các nước khác, mức độ lây nhiễm ra sao, có phải đó là một yếu tố cần được xem xét".

"Thứ hai là những gì xảy ra ở đây, có bao nhiêu người đã chủng ngừa".

"Tôi nghĩ sự kiện thứ ba là quan trọng hơn và không may là những chuyện mà chúng ta chưa biết, mặc dù dữ kiện ngày càng sáng tỏ hơn, là vắc xin mạnh mẽ thế nào để chống lại sự lây nhiễm”, Fiona Stanaway.

Vì vậy khi nào chúng ta có thể mong chờ một tình trạng, mà các vụ đi lại quốc tế được tái lập?.

Xét đến tình trạng bất định liên quan đến đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới, thật khó để đề ra một nhật kỳ về chuyện nầy.

Ông Adrian Leach là giám đốc của công ty bảo hiểm việc quản lý các rủi ro du lịch, có tên là World Travel Protection.

Ông cho biết ông không nghĩ rằng, chuyện nầy có thể thực hiện cho đến 3 tháng đầu năm 2022.

Ông vạch ra các bình luận được đưa ra hồi đầu năm nay, của tổng thư ký Bộ Y Tế Liên bang là giáo sư Brendan Murphy, ông nầy cho rằng các chuyến du lịch quốc tế sẽ không mở lại cho người dân Úc, cho đến sang năm.

"Tôi nghĩ đó vẫn là một tiến trình hết sức nhạy cảm, tôi biết việc mua vé sẽ mở ra trong tháng 7, thế nhưng quí vị phải sẵn sàng cho chuyến đi vào năm 2022".

"Điều đó cho mọi người đủ thời gian, để xem mức độ thành công của các loại vắc xin khác nhau được chủng ngừa trên khắp thế giới, cũng như có thời gian cho các giới chức y tế khác nhau đạt đến mục tiêu của việc chủng ngừa".

"Vì vậy tôi nghĩ sẽ cần có một khoảng thời gian nữa”, Adrian Leach.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng dường như nước Úc sẽ mở cửa với một số quốc gia trước các nước khác.

Tiến sĩ Fiona Stanaway cho biết, bà hy vọng các quốc gia có ít hay không có vụ lây nhiễm cộng đồng như Đài Loan, sẽ có thứ tự cao hơn trong danh sách so với các nước khác.

“Tôi nghĩ việc đó dường như là chúng ta có thể đi đến các nước Á Châu Thái Bình Dương, vốn đã kiểm soát virus tốt đẹp, trước khi chúng ta có thể đi đến những nơi khác".

"Thế nhưng tôi tiên đoán, chúng ta sẽ thấy trong những tháng tới, những gì xảy ra cho phần còn lại của thế giới”, Fiona Stanaway.

Để cho phép những người du lịch ngoại quốc với mức rủi ro thấp, những hãng hàng không sẽ thực hiện chính sách ‘không chủng ngừa, không được bay’, có nghĩa là mọi người lên chuyến bay quốc tế phải chủng ngừa COVID-19 trước.

Thế nhưng làm sao để cho chứng minh được? Đó là một ý niệm về loại sổ thông hành vắc xin, ông Adrian Leach giải thích.

“Đó là một tài liệu có thể trình ra để giúp một cá nhân có thể chứng tỏ, hoặc là họ đã thử nghiệm, hay đã chủng ngừa vắc xin COVID-19".

"Nay việc đó có thể thực hiện bằng tay hay qua kỹ thuật số".

"Trong dạng kỹ thuật số, sẽ là một chiếc ví điện tử hay điện thoại thông minh, hoặc một hệ thống thay thế nào đó, có thể là sổ thông hành màu vàng chứng nhận đã chích vắc xin, quí vị có thể mang theo sau khi được một bác sĩ ký tên vào và chứng tỏ quí vị đã chủng ngừa”, Adrian Leach.

Trong khi đó, một phát ngôn nhân của Bộ Y Tế nói rằng, chi tiết của một sổ thông hành vắc xin hoạt động như thế nào tại Úc, hiện được phát triển.

Ông Adrian Leach cho rằng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO sẽ đề ra các hướng dẫn toàn cầu về loại sổ thông hành vắc xin sẽ ra sao, vào tháng 5 năm nay.

“Khi việc đó được ban hành, thì mọi người có thể xây dựng kiểu mẫu của họ cho đúng tiêu chuẩn, có nghĩa là nó có thể thông qua các đơn vị kiểm soát khác nhau".

"Nay một ứng dụng có thể tồn tại qua kiểu mẫu của hãng hàng không hay những người khác, thế nhưng miễn là đáp ứng với cùng tiêu chuẩn, vốn được mọi nước chấp nhận".

"Đó là mục tiêu sau cùng và thực sự cần được đến từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO”, Adrian Leach.

Trong khi đó, đã có một số loại sổ thông hành vắc xin hiện được phát triển.

Hiệp hội Hàng không Quốc tế gọi tắt là IATA, đại diện cho 290 hãng hàng không trên khắp thế giới, hiện tiến hành một loại thẻ sức khoẻ kỹ thuật số, cho thấy tình trạng của hành khách đã được thử nghiệm hay tiêm chủng.

Air New Zealand bắt đầu thử nghiệm một ứng dụng trên các chuyến bay giữa Auckland và Sydney vào tháng 4.

Tiến sĩ Chrystal Dương thuộc đại học RMIT giải thích ứng dụng sẽ hoạt động như thế nào.

"Chúng sẽ liên kết các thông tin từ những nhà cung cấp vắc xin đáng tin cậy, vì vậy những bệnh viện hay dưỡng đường có các thông tin về tiền sử vắc xin của một cá nhân du hành hay các kết quả, các thông tin sẽ được chuyển đến phần mềm của IATA, tức Hiệp hội Hàng không Quốc tế".

"Sau đó nhân viên hàng không có thể tiếp cận và hành khách có thể đặt vé, hãng hàng không sẽ dùng ứng dụng đó để kiểm tra và xác minh hành khách, có chủng ngừa hay không”, Chrystal Dương.
"Chuyện đó sẽ ở với chúng ta, trong một vài năm nữa”, Adrian Leach.
Thế nhưng tiến sĩ Fiona Stanaway cho biết, các sổ thông hành sẽ không thực sự sử dụng, cho đến khi có sự hiểu biết nhiều hơn về việc, liệu vắc xin có thể ngăn tránh lây nhiễm không, trong lúc việc chủng ngừa đạt đến mức độ cao.

“Vắc xin có vẻ rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh trầm trọng đó, thế nhưng tôi tiên đoán có lúc quí vị tiếp xúc hầu hết những người không chủng ngừa, thì hậu quả của việc lây nhiễm sẽ thực sự quan trọng".

"Do đó điều quan trọng như một sổ thông hành vắc xin và tầm quan trọng của hậu quả việc lây nhiễm, có thể thay đổi tùy thuộc có bao nhiêu người tại Úc và trên thế giới, đã được chủng ngừa”, Fiona Stanaway.

Còn tiến sĩ Chrystal Dương cho rằng, cũng có các quan ngại về vấn đề riêng tư, đối với việc các ứng dụng tồn trữ những thông tin thu thập được, ngoài ra còn có các lo lắng về việc nó sẽ minh bạch như thế nào.

“Một vấn đề khác là chuyện bình đẳng, mọi người tranh luận nhau chống lại điều nầy, vì nó tạo ra một sự kỳ thị chống lại người khác, những người sống tại một số quốc gia hay khác biệt không thể chủng ngừa vắc xin".

"Hay quí vị biết, họ không tiếp cận kỹ thuật nầy, chẳng hạn như điện thoại thông minh khi họ có thể tải các ứng dụng xuống để có thông tin”, Chrystal Dương.

Vì vậy các hành khách được tiêm chủng đầy đủ, có cần cách ly khi đến Úc hay không?

Câu trả lời ngắn gọn là có, ít nhất là trong lúc nầy.

Một phát ngôn nhân của Bộ Y Tế cho biết, ‘Cách ly bắt buộc với việc thử nghiệm COVID-19 diễn ra thường xuyên, là cột trụ then chốt trong việc nước Úc đối phó với đại dịch’.

Thế nhưng các dữ kiện về chủng ngừa có tiếp tục được ban hành trong thời gian hay không, họ cho biết việc đó có thể dẫn đến một quyết định giảm bớt việc can thiệp về y tế công cộng, cũng tiến sĩ Fiona Stanaway cho biết.

“Quí vị vẫn muốn chắc chắn rằng, những người đó không lây nhiễm".

'Liệu rằng hiện giờ có một số sửa đổi, khi ngày càng cho thấy các nguy cơ đó là rất thấp".

'Nếu chuyện đó xảy ra, tôi nghĩ cho đến khi chúng ta biết được để duy trì tình trạng không có lây nhiễm cộng đồng tại Úc, chúng ta thực sự phải nghĩ về việc làm thế nào để quản lý những người đó".

'Chúng ta không thể ước đoán rằng, họ sẽ không có virus dựa trên các dữ kiện, mà chúng ta có vào lúc đó”, Fiona Stanaway.

Vì vậy tôi có nên đặt vé máy bay đi và đến nước Úc không?

Qantas cho biết, có kế hoạch tái lập các chuyến bay quốc tế thường xuyên đến các nơi trước COVID-19, từ ngày 31 tháng 10 năm 2021, khi chính phủ liên bang dự trù chương trình chủng ngừa toàn quốc sẽ hoàn tất.

Thế nhưng các chuyên gia cảnh cáo rằng, mọi người phải chờ đợi lâu hơn một chút trước khi đặt vé, với tình trạng coronavirus trên khắp thế giới vẫn chưa ngã ngũ.

Tiến sĩ Chrystal Dương cho rằng, mọi người nên xem xét liệu họ có cần một chuyến đi như vậy hay không, trong khi ông Adrian Leach cho biết, du khách nên chắc chắn là họ đã chuẩn bị sẵn sàng.

“Vì vậy khi gia đình đoàn tụ, thì họ muốn quay về và gặp gỡ gia đình, hay đi xa trong kỳ nghỉ quá lâu".

'Quí vị thực sự cần hiểu về nơi đến của mình, biết được các nguy cơ ở đó và có kế hoạch cho chuyện đó".

'Nó không phải là chuyện ‘tôi quyết định đến nơi nầy’, rồi đặt vé và lên đường như trước đây".

"Chuyện đó sẽ ở với chúng ta, trong một vài năm nữa”, Adrian Leach.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share