Một loại cúm gia cầm biến thể mới gây chết chóc đang lan nhanh đến Úc

PENGUINS SYDNEY

A supplied undated image obtained Thursday, June 15, 2017 of a little penguin at night at Collins Beach. More than 50 people have volunteered to guard Sydney's endangered Little Penguin colony in Manly from predators until the breeding season ends in February next year. (AAP Image/NSW Office of Environment & Heritage) Credit: PR IMAGE

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà khoa học cảnh báo một chủng cúm gia cầm cực kỳ lây lan và tàn phá có thể sẽ xuất hiện ở Úc trong vài tháng nữa. Chủng virus H5N1 đã tàn phá động vật hoang dã trên toàn cầu và các chuyên gia cho biết Úc chưa chuẩn bị sẵn sàng.


Murray Sharp đã dành hai mươi năm để bảo vệ một đàn chim cánh cụt nhỏ.

Ông thường xuyên tuần tra, dọn rác và trò chuyện với người dân địa phương tại một bãi biển vắng vẻ ở Sydney.

“Chúng tôi làm tất cả mọi thứ có thể để bảo vệ môi trường sống và quần thể hiện có, rất nhiều hoạt động giáo dục cũng đang diễn ra tại đây.”

Chim cánh cụt nhỏ có nguồn gốc từ Úc và New Zealand.

Chúng được tìm thấy dọc theo rìa phía nam của Úc mà tập hợp nhiều nhất trên là trên Đảo Kangaroo và Đảo Phillip.

Ở Sydney, quần thể này đang bị đe dọa.

“Vào thời gian đầu, chúng tôi có một quần thể khá khỏe mạnh với khoảng 60 đến 65 cặp sinh sản, và thật không may,, hiện tại con số này đã giảm xuống còn khoảng 19 cặp sinh sản."

Ông Sharp cho biết chỉ cần một sự kiện lớn có thể xóa sổ hoàn toàn quần thể này.

“Tôi nghĩ điều đó sẽ rất đáng buồn, không chỉ đối với tôi mà còn đối với cộng đồng.”

Sự kiện lớn đó có thể xảy ra sớm nhất vào mùa xuân - thông qua các loài chim di cư, với các nhà virus học như Phó Giáo sư Kirsty Short cảnh báo rằng một chủng cúm gia cầm chết chóc có thể xâm nhập vào bờ biển Úc.

"Tôi nghĩ rằng đó là một khả năng rất rất thực tế và là mối đe dọa rất hiện hữu đối với các loài sinh vật đa dạng của Úc. Vì vậy, đây là điều chúng ta thực sự cần phải lên kế hoạch và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất."

Vậy, cúm gia cầm là gì?

"Cúm gia cầm là một nhánh của virus cúm mà chúng ta quen thuộc vì nó gây ra bệnh cúm vào mỗi mùa đông. Cúm gia cầm là một nhánh của loại virus này và nó chủ yếu lây lan ở loài chim."

Và cũng giống như các biến thể COVID, các loại chủng cúm gia cầm cũng đang biến đổi và lây lan nhanh chóng mà dịch cúm chim toàn cầu đang diễn ra hiện nay là do chủng H5N1 gây ra, nó không chỉ lây lan ở các loài gia cầm mà cả những loài động vật khác.

Phó Giáo sư Short cho biết nó đang lây lan theo tốc độ chóng mặt.

"Chúng tôi cũng đã chứng kiến một số lượng lớn con số lây nhiễm bất thường từ gia cầm sang động vật biển và bây giờ điều chúng tôi thấy lần đầu tiên là ở Hoa Kỳ, loại virus này đã lây lan sang đàn gia súc cho sữa. Vì vậy, theo nhiều cách, nó không hoạt động giống như một loại virus cúm gia cầm thông thường nữa."

Úc là lục địa duy nhất không có chủng virus này có thể là do vị trí địa lý biệt lập, nhưng điều đó cũng khiến động vật hoang dã ở đây dễ bị tổn thương.

Nếu không tiếp xúc với nhiều chủng virus, chúng không thể xây dựng khả năng miễn dịch.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm khả năng mắc bệnh với loài thiên nga đen bản địa của Úc và Phó Giáo sư Short cho biết kết quả rất đáng lo ngại.

"Họ phát hiện ra rằng loài thiên nga đen có tỷ lệ tử vong thực sự có thể nói là 100%… Rất nhiều dữ liệu trong lĩnh vực này mà chúng tôi đang dựa vào là đến từ bán cầu bắc, và tất nhiên chúng không cùng loài với chúng ta nên chúng tôi chưa bao giờ thực sự điều tra điều này, vì vậy đây thực sự là ưu tiên cho nghiên cứu sâu hơn."

Úc đã tránh được chủng virus này trong vài năm nay nhưng những người ủng hộ như Jack Gough [[guff]], từ Hội đồng Các Loài Xâm lấn (Invasive Species Council), cho biết các nỗ lực chuẩn bị sẽ phải được đẩy mạnh.

"Năm ngoái, chúng ta may mắn thoát được, nhưng may mắn không phải là cách chúng tôi muốn tiếp cận một vấn đề khi nói về chim chết, dịch bệnh có thể dẫn đến việc động vật hoang dã chết hàng loạt ở quy mô ngang bằng các vụ cháy rừng Black Summer."

Ở nước ngoài, tại các quốc gia như Argentina, số lượng voi biển (elephant seals) và sư tử biển (sea lions) chết chưa từng có.

Năm ngoái, tỷ lệ chết của voi biển con ở Bán đảo Valdes của Argentina đã lên tới 95%.

Quản lý Chương trình Chim đô thị Holly Parsons, từ BirdLife Australia, cho biết Úc cần sử dụng thông tin đó để chuẩn bị tinh thần.

"Chúng ta có thể học hỏi từ các đối tác quốc tế về những gì đã xảy ra ở những nơi khác và điều chỉnh để thích ứng ở Úc. Chúng ta có thời gian để chuẩn bị nhưng bây giờ là lúc phải hành động."

Ông Gough đồng ý.

"Ở nước ngoài, chúng ta thấy rằng việc nhặt xác chim chết khi nó xảy ra đã làm giảm tỷ lệ tử vong từ 15 đến 80%. Nhưng điều đó đòi hỏi những người ở thực địa phải biết về nó, mọi người phải chuẩn bị và có phản ứng tại chỗ."

Ông cũng kêu gọi chính phủ xem xét các phương án lập kế hoạch và tiêm vắc-xin tại địa phương cho động vật hoang dã Bản địa.

Chính phủ liên bang đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên trách để chỉ đạo một kế hoạch quốc gia và sẽ cho tiến hành một cuộc diễn tập toàn quốc nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng của Úc.

Chính phủ cũng đã đầu tư gần 7 triệu đô la vào công tác chuẩn bị ứng phó với cúm gia cầm, và ông Gough cho biết con số này cần theo sát tình hình thực tế.

"Chúng tôi muốn nói rõ rằng 7 triệu đô la chỉ là thông báo lại về khoản tài trợ mà họ đã dành ra và chỉ có 580.000 đô la để chuẩn bị cho đợt cúm gia cầm nguy hiểm đang diễn ra lúc này và nó đang lây lan sang đến các động vật hoang dã của chúng ta. Nó có thể không xuất hiện vào mùa xuân này, nhưng chúng ta biết rằng nếu nó xuất hiện thì Úc hiện tại chưa chuẩn bị."

Share